Sản xuất cà phê toàn cầu đã tăng gấp ba lần trong 50 năm qua, tuy nhiên phần lớn sự tăng trưởng này đã được đảm bảo bởi hai nguồn gốc; Brazil và Việt Nam phần còn lại của cộng đồng sản xuất cà phê thế giới vẫn tương đối ổn định trong nhiều thập kỷ. Nói một cách đơn giản, các trang trại cà phê trên toàn thế giới thuộc một trong ba nguyên mẫu; điền trang nông nghiệp lớn kỹ thuật cao; trang trại thuộc sở hữu gia đình, hoặc hộ sản xuất quy mô nhỏ. Các đồn điền cà phê lớn tồn tại chủ yếu ở Brazil – Họ đại diện cho ít hơn 1% tổng số trang trại cà phê trên thế giới, nhưng cung cấp khoảng 5-10% sản lượng toàn cầu.
Ipanema, là một trong những doanh nghiệp nông nghiệp (agribusinesses) canh tác cà phê lớn nhất thế giới nằm tại bang Minas Gerais, Brazil – với hơn 10 triệu cây cà phê, sản lượng trung bình hàng năm đạt 85.000 bao – nhiều hơn cả một số quốc gia sản xuất cà phê nhỏ. Với năng suất ở mức 31 bao/ha – cao gấp đôi mức trung bình của thế giới; Ipanema không chỉ là mô hình nông nghiệp và được tích hợp theo chiều dọc với các khả năng trồng trọt, chế biến, xuất khẩu và tiếp thị mà còn là một thế giới khác xa lạ với hầu hết các trang trại cà phê nhỏ điển hình trong bài viết này.
Ngành cà phê và nghịch lý 95/5
Không có nhiều ví dụ như Ipanema trên thế giới, Các điền trang cà phê có diện tích lên tới vài trăm ha có thể được tìm thấy ở một số quốc gia sản xuất cà phê khác nhau, nhưng đặc biệt là Trung Mỹ và Colombia. Thuộc sở hữu gia đình, ứng dụng kỹ thật cao, sử dụng nhiều lao động, các điền trang này không chỉ là một nguồn thu nhập quan trọng cho các cộng đồng mà còn góp phần quan trọng trong kết cấu xã hội nhiều thế hệ tại các nước Mỹ La Tinh. Nhìn chung, họ chỉ chiếm chưa đến 5% trong tất cả các trang trại cà phê thế giới, nhưng cung cấp khoảng 30% sản lượng cà phê của thế gới.
Ngoài các ngoài lệ như trên, 95% còn lại của các trang trại cà phê thế giới là các hộ sản xuất nhỏ nắm giữ dưới 5 ha. Hầu hết cà phê thế giới, khoảng 60% tổng sản lượng toàn cầu, được sản xuất bởi những nông dân sản xuất nhỏ lẻ này. Tỷ lệ năng suất thấp hơn mức trung bình toàn cầu và theo xu hướng chung, các trang trại cà phê nhỏ này đang thu hẹp dần quy mô khi các trang trại được chia nhỏ hơn qua mỗi thế hệ. Ở Uganda, trang trại nhỏ trung bình đang giảm một nửa kích thước mỗi thế hệ; khoảng từ 4 ha năm 1960 đến 2 ha năm 1990 đến 1 ha ngày nay.
Trong số các trang trại nhỏ này (con số 95%) khoảng một nửa có quy mô nhỏ hơn 2 ha và tạo ra “thu nhập chết” – tức nằm dưới định nghĩa được chấp nhận toàn cầu về tình trạng nghèo cùng cực. Nhưng làm sao có thể được? Khi cà phê là cây trồng có giá trị cao hơn so với nhiều loại cây nông nghiệp khác và nó đã mang lại thu nhập đáng tự hào cho những người trồng nó. Tuy nhiên, từ góc độ xã hội, hầu hết nông dân và công nhân làm việc cho các nông trại cà phê thế giới không được hưởng các tiêu chuẩn về thu nhập, thực phẩm, giáo dục và sức khỏe.
Nghèo đói cùng cực (Extreme poverty) theo Liên Hợp Quốc (2015) là định mức thu nhập bình quân đầu người dưới khoảng 1,25 USD mỗi ngày. Ước tính có hơn 800 triệu người đang sống trong mức này, khoảng 50 đến 100 triệu người trong tổng số này có sở hữu hoặc làm việc tại các trang trại cà phê. Do vậy, thay vì kể về động lực kinh tế mà cây cà phê mang lại cho phần còn lại của thế giới, chúng ta sẽ tập trung sự chú ý vào những người nông dân sản xuất nhỏ – nhưng chiếm phần lớn nông dân tham gia vào ngành cà phê thế giới, để hiểu những thách thức xã hội mà họ gặp phải và những gì có thể làm để giải quyết tình trạng của họ.
Động lực kinh tế
Nhiều khu vực sản xuất cà phê đang tận hưởng sự tăng trưởng kinh tế bền vững trên mức trung bình toàn cầu. Mỗi năm trong 5 năm qua, Colombia đã vượt qua Hoa Kỳ về tăng trưởng kinh tế và Ethiopia phát triển nhanh hơn Trung Quốc – The Craft and Science of Coffee
Sự tăng trưởng này thường đi kèm với mức lương tối thiểu tăng, và mở rộng cơ hội làm việc bên ngoài các lĩnh vực truyền thống. Đây là những phát triển đáng khích lệ. Tuy nhiên, chúng đặt ra những thách thức mới cho các ngành nghề truyền thồng – mà điển hình như cà phê. Báo cáo Sáng kiến Thương mại Bền vững ở Colombia đã phân tích rằng trồng trọt một trang trại cà phê rộng 2 ha có mức thù lao thấp hơn đáng kể so với nhiều công việc khác bao gồm lái xe tải, làm việc trong một nhà máy dệt, hoặc thậm chí là tiền lương làm công nhân,..
Việc trồng cà phê là một cách để hạn chế nghèo đói, nhưng chắc chắn không phải là con đường dẫn đến sự thịnh vượng; Mặc dù vậy, nông dân trồng cà phê chấp nhận cuộc sống của họ với sự nhiệt thành và sống động đến mức nó định hình tính cách của một số quốc gia
Tại hầu hết các quốc gia khác, nông dân canh tác nhỏ đã sản xuất hạt cà phê với giá thấp hơn nhiều so với chi phí hòa vốn. Họ đã bỏ qua việc tính toán giá trị đất của họ hoặc công sức lao động của gia đình họ, và đặt ngoài lề các nỗ lực bảo tồn môi trường hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng cần thiết. Tính toán chi phí sản xuất cho một kilogam cà phê đã trở thành một thách thức và thường là một cuộc tranh luận về ý thức hệ. Điều này là do nó gắn liền với thực tế của kinh tế nông thôn nơi người dân không thể tiếp cận các kiến thức cần thiết về tài chính.
Nếu trồng cà phê không hiệu quả về mặt kinh tế, những người trồng cà phê hiện tại và có dự định sẽ không thấy hấp dẫn trong một thị trường hỗn loạn và rủi ro như vậy. Trồng cà phê không sinh lợi, không đủ khả năng đảm bảo an sinh xã hội và là công việc khó khăn. Tuổi trung bình của một nông dân trồng cà phê Châu Phi là 60 và tại Colombia là 56. Không có sự kế thừa thế hệ trước mắt, ai sẽ là người còn lại để trồng trọt trong tương lai? Thế hệ thanh niên bị cuốn hút vào các ngành nghề đô thị với ít rủi ro, để lại truyền thống canh tác gia đình.
Sống với biến động giá
Trong một thời gian dài, giá cả là một cuộc đua xuống đáy, với một ngành công nghiệp tuyên bố nó không có khả năng tự tách rời khỏi các lực lượng thị trường. Việc người mua liên tục gán giá cho các biến động thị trường chỉ nhằm áp đặt nông dân chấp nhận bất cứ giá nào được đưa ra. Khi mà giá cả hầu như không bao gồm chi phí sản xuất (trên hết chi phí sinh hoạt), nông dân quy mô nhỏ sẽ thu hẹp khoảng cách bằng cách hy sinh mức sống của gia đình họ và đầu tư vào trang trại. Điều này chỉ duy trì chu kỳ luẩn quẩn của năng suất thấp, lợi nhuận giảm và sự bất ổn trong tương lai. Kết quả là, các hộ sản xuất nhỏ hầu như không kiểm soát được lợi nhuận từ cà phê và chất lượng cuộc sống của chính họ.
- Xem thêm: Biến động chu kỳ của thị trường cà phê
Khi giá cả thị trường giảm, nông dân là người chịu nhiều tác động nhất vì một mặt họ là những người “tạo ra giá” nhưng mặt khác phải chấp nhận bất cứ mức giá nào mà thị trường sẽ cung cấp, ngay cả khi giá thị trường không đủ trang trải chi phí sản xuất. Ngoài biến động giá cả không thể đoán trước, nông dân trồng cà phê còn phải đối phó với thách thức để có được vốn canh tác đồng thời quản lý các rủi ro khác như thời tiết và bệnh tật. Các khoản vay có thể hỗ trợ người trồng ở bước đầu. Song, điều này thường kèm theo các ràng buộc về mức giá bán, sản lượng,.. trước khi cà phê thực sự được thu hoạch. Do đó, điều này cũng hàm chứa rủi ro mới, nếu năng suất không đạt do mất mùa, thời tiết xấu, hoặc các yếu tố khác
Cà phê trong thời kỳ hạn ngạch
Nông dân thường sinh ra, và gánh chịu hậu quả lớn nhất từ đầu cơ. Họ chờ đợi để bán, hy vọng rằng giá sẽ tăng lên và thường kết thúc bán khi giá đã giảm. Đối với nhiều nông dân trồng cà phê, giá cà phê gần như là một trò sổ số mà nông dân không kiểm soát được. Họ sống với hy vọng rằng nó sẽ tăng lên; trong nỗi sợ rằng nó sẽ giảm mạnh. Từ năm 1962 đến 1989, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đã sử dụng hệ thống hạn ngạch (Quotaism) để điều tiết cung và cầu. Điều này đạt được một mức giá ổn định, thường là khoảng 1.2 -1.4 USD mỗi pound trong hầu hết những năm 1980.
Tuy nhiên, hệ thống hạn ngạch gián tiếp “cho phép nông dân thoải mái sản xuất” và dẫn đến dư thừa. Hoa Kỳ rút ra và vào tháng 7 năm 1989, hệ thống này sụp đổ, cả thế giới ngập ngụa trong cà phê. Các quốc gia sản xuất cà phê chính không còn đủ khả năng để giữ giá, sau đó, ngành công nghiệp theo sau cơn sốt tự do hóa toàn cầu. Ở hầu hết các quốc gia, giá đã giảm xuống còn 40 – 50 xu, thấp hơn nhiều so với chi phí đầu tư mà nông dân đã bỏ ra.
Bằng cách thỏa thuận lượng cà phê mua – bán giữa nước sản xuất và nước nhập khẩu. Hiệp định hạn ngạch đã giúp giá cà phê duy trì tương đối ổn định trong suốt những năm 1963 đến 1972. Cho đến năm 1989 sau năm lần duy trì hiệp định, sự thay đổi nhu cầu người dùng đã thúc đẩy Hoa Kỳ và Brazil phá vỡ hiệp định dẫn đến một lượng Robusta khổng lồ từ Brazil tràn ngập thị trường.
Ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng cà phê vào giữa những năm 1990 tại tất cả các quốc gia sản xuất cà phê, nhiều nông dân đã bỏ việc và mất sinh kế. Nghèo đói tăng lên trong khi thu nhập đi xuống. Cây che bóng bị chặt để lấy gỗ và sản xuất cây trồng bất hợp pháp (cây thuốc phiện) tăng lên. Tính bền vững về kinh tế, cụ thể là chi phí & lợi nhuận chưa bao giờ thực sự hồi phục từ mức thấp nhất cho đến năm 2005, những phiên tăng và giảm đưa giá đến mức thấp nhất tiếp theo vào tháng 9 năm 2013, khi giá trung bình đạt 1USD/lb, một lần nữa xuống dưới mức chi phí sản xuất.
Trên thực tế, giá thị trường cho cà phê thô không theo kịp với sự gia tăng chi phí sinh hoạt, chi phí phân bón hoặc lao động. Tất cả những yếu tố này đã làm giảm khả năng tái đầu tư nông dân vào vụ mùa tiếp theo. Theo ICO, giá cà phê – theo giá trị thực (được điều chỉnh theo lạm phát) trong những năm 1990 và 2000 vẫn thấp hơn giá trong những năm 1980 trước khi hệ thống hạn ngạch sụp đổ. Đó là lý do tại sao vấn đề định giá luôn được đặt lên hàng đầu trong thương mại cà phê hiện nay
Các công cụ tài chính và đầu cơ
Có một loạt các công cụ quản lý rủi ro giá dựa trên thị trường nhưng các công cụ phòng ngừa rủi ro này chỉ có thể tiếp cận được đối với những người có đủ tiền để chi trả bước đầu. Đối với hầu hết các nhà sản xuất và xuất khẩu, công cụ quản lý rủi ro khả thi duy nhất là thống nhất các hợp đồng trước khi thu hoạch. Với các hợp đồng kỳ hạn (forward contracts) nông dân sẽ biết trước mức giá mà họ nhận được từ vụ mùa, sau đó sử dụng chúng làm tài sản thế chấp để có dòng vốn lưu động cho sản xuất. Các hợp đồng này thường cố định so với giá thị trường cà phê tương lai và chính điều này đã trở thành yếu điểm.
Khi các hợp tác xã hoặc nông dân tham gia vào hợp đồng tương lai, nó đảm bảo họ được chi trả một mức “có thể sống được” với vụ mùa sắp tới. Với mức giá định sẵn bởi người mua, thì sau đó giá thị trường tăng lên, nông dân sẽ đối mặt với hai lựa chọn: hoặc phá vỡ hợp đồng và bán cà phê cho các thương lái khác để lấy ngay lợi nhuận, hoặc tuân thủ giá định sẵn từ trước. Và dù phương án nào được áp dụng, nông dân đã bị gạt khỏi biên lợi nhuận cao nhất.
Trong những năm gần đây, thương mại cà phê đã phòng ngừa rủi ro thông qua các công cụ phái sinh (Derivative – một thuật ngữ tài chính rắc rối; có thể kể đến bao gồm HĐ kỳ hạn, HĐ tương lai, HĐ quyền chọn,..) để tạo ra sự ổn định về giá hơn. Bù lại, các công cụ này đã mở ra thị trường mới cho các khoản đầu tư đầu cơ, điều này đã thúc đẩy sự biến động của thị trường. Mặc dù các công ty cà phê muốn ổn định giá, các nhà đầu cơ chỉ có thể kiếm tiền nếu giá dao động. Trong những năm 1990, trung bình hàng ngày có 8500 hợp đồng giao dịch; vào năm 2015, con số này đã tăng lên hơn 32.000. Chỉ riêng ở New York, các hợp đồng đổi chủ trên thị trường tương lai lên tới 15 lần tổng sản lượng cà phê thế giới.
Toàn cảnh biến động giá của cà phê nói chung thậm chí còn trở nên bất ổn và khó khăn hơn với các công cụ tài chính và chiến lược giao dịch mới như Index trader, flash traders,.. Do đó, có mối lo ngại ngày càng tăng rằng đầu cơ ngắn hạn đang ảnh hưởng đến giá cà phê quốc tế. Với giao dịch vật lý hiện đang tách ra khỏi đầu cơ, điều này thậm chí còn tạo ra sự khó lường hơn cho các nhà sản xuất.
Tìm kiếm tương lai tốt hơn
Trên phạm vi toàn cầu, nhà phân tích độc lập Maja Wallengren đã chỉ ra rằng thu nhập trên mỗi đơn vị trang trại nhỏ giảm 25-50% trong thập kỷ qua (Wallengren, 2013), dựa trên sự kết hợp của giá thị trường thấp, giảm quy mô canh tác và năng suất thấp hơn. Bà cũng ước tính rằng hơn một nửa số hộ sản xuất nhỏ không còn coi cà phê là sinh kế chính của họ. Ngành công nghiệp cần phải đi đến thỏa thuận với việc trả giá cao hơn cho cà phê để các hộ sản xuất nhỏ này có thể đạt được một sinh kế tốt hơn. Giá cả cần phải trả cho các chi phí sản xuất thực sự, bao gồm cả tác động môi trường, nguồn giống ,..
Bằng cách kết hợp các quan điểm khác nhau, bài viết nhằm làm sáng tỏ tình hình kinh tế đầy thách thức dọc theo chuỗi giá trị cà phê. Đây chỉ là một mặt cắt ngang quan điểm về kinh tế cà phê mà không xác định bất kỳ một giải pháp triết học, chính trị hoặc kinh tế nào là hứa hẹn. Và mặc dù có nhiều sáng kiến đã được đưa ra để giúp nông dân sản xuất cà phê bền vững hơn, nhưng chưa từng có sự đồng thuận về giải pháp để đạt được điều này. Do vậy, bài viết sẽ dừng lại ở việc truyền tải thông tin, đồng thời truyền cảm hứng cho mọi người và các tổ chức trên chuỗi cung ứng đóng góp giải pháp của của riêng họ để đảm bảo khả năng phục hồi và sức mạnh của ngành.
Bài viết được biên dịch từ The Craft and Science of Coffee by Britta Folmer, Originally published: December 16, 2016
- Chapter 4: Environmental Sustainabilityd Farming in the Anthropocene
- Chapter 5: Social Sustainabilityd Community, Livelihood, and Tradition
- Chapter 6: Economic SustainabilitydPrice, Cost, and Value