Hạn ngạch (Quota)


Trong ngành cà phê, “hạn ngạch” thường đề cập đến cơ chế điều tiết thị trường toàn cầu được áp dụng trong khuôn khổ Hiệp định Cà phê Quốc tế (ICA) từ thập niên 1960 đến năm 1989. Thông qua việc áp đặt giới hạn lượng cà phê mà mỗi quốc gia có thể xuất khẩu, hệ thống này nhằm giữ giá cà phê ổn định và bảo vệ thu nhập cho các nước sản xuất. Khi giá cà phê giảm xuống dưới mức mục tiêu, hạn ngạch sẽ bị thắt chặt để giảm cung; ngược lại, khi giá tăng cao, hạn ngạch được nới lỏng.

Cơ chế của hạn ngạch

Hạn ngạch được áp dụng trong khuôn khổ Hiệp định Cà phê Quốc tế (International Coffee Agreement – ICA), do Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) điều hành. Các thành viên bao gồm:

  • Các quốc gia xuất khẩu: Chủ yếu là các nước ở Nam và Trung Mỹ (Brazil, Colombia, Honduras, Guatemala, El Salvador…), châu Phi (Ethiopia, Uganda, Côte d’Ivoire…) và châu Á (Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ…).
  • Các quốc gia nhập khẩu: Chủ yếu là các nước tiêu thụ lớn như Hoa Kỳ, các nước Tây Âu, Nhật Bản…

Cách điều tiết thị trường của ICA:

  • ICA điều tiết thị trường toàn cầu bằng cách áp đặt hạn ngạch xuất khẩu cho các nước sản xuất cà phê, nhằm giữ giá cà phê ổn định và tránh sụp đổ vì cung vượt cầu.
  • Khi giá cà phê rớt xuống dưới mức mục tiêu, ICA sẽ giảm hạn ngạch, giúp giảm cung → đẩy giá lên.
  • Khi giá tăng quá cao, hạn ngạch được nới lỏng, tránh thị trường bị “nóng” quá mức.

Chính nhờ cơ chế này mà giá cà phê nhân xanh duy trì ở mức cao hơn, ổn định hơn (trung bình 3,80 USD/pound tính theo lạm phát). Nhưng từ sau 1989, khi ICA sụp đổ và hệ thống hạn ngạch bị hủy bỏ bởi các nguyên nhân sau:

1. Mâu thuẫn giữa các quốc gia thành viên: Các nước xuất khẩu muốn duy trì giá cao để bảo vệ nông dân. Các nước nhập khẩu (như Mỹ) muốn mua cà phê giá thấp, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát và cạnh tranh toàn cầu.

2. Sự bất đồng về phân bổ hạn ngạch: Một số nước cảm thấy bị phân biệt đối xử khi bị giới hạn mức xuất khẩu thấp hơn thực lực sản xuất.

3. Thay đổi chính trị và kinh tế toàn cầu: Mỹ rút khỏi ICA năm 1989, khiến hiệp định không thể gia hạn – và hệ thống hạn ngạch chính thức chấm dứt.

Cơ chế này từng giúp duy trì giá cà phê ở mức tương đối cao và đảm bảo 30–50% giá trị cà phê quay trở lại tay các nước sản xuất. Sau khi ICA sụp đổ năm 1989, hệ thống hạn ngạch bị bãi bỏ và ngành cà phê bước vào thời kỳ thị trường hoàn toàn tự do.