Decaf

Decaf (Decaffeination) là quá trình loại bỏ caffein khỏi hạt cà phê, ca cao, lá trà và các nguyên liệu có chứa caffein khác, các sản phẩm khử caffein thường được gọi là decaf.

Ludwig Roselius, người sáng lập Công ty HAG tại Đức, đã xin cấp bằng sáng chế đầu tiên về Quy trình khử caffein vào năm 1905. Song, Một cuộc tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu các bằng sáng chế có thể trả lại hơn một trăm bằng sáng chế khác, nhưng hiện nay việc khử caffein được thực hiện chủ yếu bởi ba quy trình chính bao gồm: Khử bằng dung môi hữu cơ, Quy trình nước Thụy Sĩ (SWP) và Phương pháp CO2.

Swiss Water Process cho phép khử Caffeine bằng cách sử dụng nước chiết xuất không chứa caffeine, (nước đã được bão hòa với các chất hòa tan của cà phê từ các vòng khai thác trước đó). Sau đó Caffeine được loại bỏ khỏi dịch chiết bằng cách cho nó đi qua than hoạt tính.

Đối với quy trình khử dụng dung môi hữu cơ, Methylene clorua hay Ethyl Acetate là dung môi chính được sử dụng để chiết xuất caffeine, và mặc dù chất này có tính chọn lọc hơn nước, thì nó cũng vô tình loại bỏ một lượng lớn các hợp chất giúp định hình hương vị cà phê.

Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách sử dụng CO2 siêu tới hạn, một quá trình mà hạt cà phê tiếp xúc với CO2 lỏng và nhiệt độ cao. Quá trình này có tính chọn lọc cao, nhưng với nhược điểm là tốn kém vì đòi hỏi các thiết bị công nghiệp phải chịu áp lực trên 150 bar với nhiệt độ khoảng 70°C, với lượng lớn CO2 và hệ thống thu hồi phức tạp, trong số các khía cạnh kỹ thuật khác.

« Quay lại bảng thuật ngữ