Độ axit chuẩn độ - Prime Coffee

Độ axit chuẩn độ

Độ axit chuẩn độ (Titratable Acidity) là là giá trị gần đúng của tổng nồng độ axit trong dung dịch, thường được biểu thị bằng gam trên lit (g/l).

“Chuẩn độ” là một quy trình trong hóa học được sử dụng để xác định nồng độ của một chất trong một dung dịch bằng cách sử dụng một dung dịch chuẩn có nồng độ đã biết. Quá trình này thường bao gồm việc thêm dần dung dịch chuẩn vào dung dịch cần chuẩn độ, đến khi xảy ra một phản ứng hoặc thay đổi nào đó mà chúng ta có thể quan sát được.

Để xác định độ axit chuẩn độ (hay độ axit có thể chuẩn độ), cần sử dụng phương pháp Chuẩn độ axit-bazơ. Tức là thêm dung dịch axit hoặc bazơ có nồng độ chuẩn vào một dung dịch axit hoặc bazơ khác để xác định nồng độ của chúng.

Độ axit chuẩn độ và độ pH

Cần lưu ý, có hai khái niệm tương quan liên quan đến nồng độ axit trong phân tích thực phẩm và đồ uống: độ pH và nồng độ axit chuẩn độ. Mỗi khái niệm có ảnh hưởng riêng đến chất lượng thực phẩm. Độ pH đo nồng độ axit về mặt nồng độ ion H+ tự do có trong mẫu (còn được gọi là nồng độ axit hoạt động); Trong khi đó, độ axit chuẩn độ là thước đo tổng số proton tự do và axit không phân ly trong dung dịch.

Độ axit chuẩn độ (Titratable Acidity):

  • Đo lường tổng lượng acid có thể được “chuẩn độ” (titrated) trong một mẫu thử.
  • Quá trình đo lường titratable acidity thường liên quan đến việc sử dụng dung dịch kiềm (ví dụ như NaOH) để chuẩn độ axit trong mẫu thử đến khi xảy ra sự trung hoà.
  • Đơn vị đo của thông số này là gam trên lít (g/L) dựa trên tính toán bằng phương trình hoá học. Tuy nhiên, nó chỉ là giá trị gần đúng của tổng độ axit vì nó không thể đo được tất cả các loại axit trong dung dịch.

Độ pH:

  • Độ pH là thước đo nồng độ của các proton tự do (ion H+) trong dung dịch. Những proton này là các ion H+ phân ly khỏi axit
  • pH thường được thực hiện bằng cách sử dụng một máy đo pH.
  • Phạm vi giá trị pH từ 0 đến 14, trong đó giá trị 7 là trung tính, giá trị dưới 7 là axit, và giá trị trên 7 là bazơ.
« Quay lại bảng thuật ngữ