Vùng cà phê chè Tây Bắc - Sao Paulo của Brazil - Prime Coffee
Vùng cà phê chè Tây Bắc – Sao Paulo của Brazil
NỘI DUNG CHÍNH

Tây Bắc với trọng điểm là vùng cà phê chè Sơn La được giới chuyên môn nhận định như Sao Paulo của Brazil song trên thực tế, cà phê chè Tây Bắc không nổi bật trong ngành cà phê Việt Nam nói chung. Nhưng khi xét trên các yếu tố tự nhiên, Tây Bắc có tiềm năng rất lớn trong việc canh tác cây cà phê chè chất lượng cao, chúng ta hoàn toàn có cơ sở tin tưởng vào một “Specialty Coffee made in Tay Bac – Viet Nam”.

Cà phê Arabica Sơn La – Tây Bắc

Vị trí địa lý

Là một trong ba vùng trồng cây cà phê chè (Cà phê Arabica) chè trên dãy đất hình chữ “S”. Tây Bắc Việt Nam là vùng có địa hình chia cắt phức tạp, gồm một số núi trung bình và núi cao bao quanh các bồn địa lớn, nhỏ, trong đó có những cao nguyên như cao nguyên Sơn La, cao nguyên Mộc Châu… mới đó mà nghe có vẽ phức tạp ghê lắm vì thực sự nước ta có địa hình quá phức tạp mà!

Thế cái gì làm nên phức tạp vậy? Đó là Dãy Hoàng Liên Sơn chạy dài như một bức tường thành chia Tây Bắc thành hai vùng khí hậu: đông Hoàng Liên Sơn và tây Hoàng Liên Sơn. Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là những tỉnh thuộc Tây Hoàng Liên Sơn. Nó là một vùng núi thấp có độ cao từ 500 đến 1500m nằm khuất sau dãy núi đã hình thành một vùng khí hậu đặc trưng có thể trồng cà phê chè. Đặc trưng cho khu vực này phải kể đển 2 tỉnh Điện Biên & Sơn La. Nói kỹ hơn như sau:

Cà phê chè Điện Biên – Tây Bắc

Điện Biên là một vùng núi thấp, khí hậu có 2 mùa, mùa đông lạnh và khô đối nghịch với mùa hè nóng và nhiều mưa. Điện Biên có địa hình khép kín nên mùa đông đỡ lạnh hơn, hàng năm chỉ có ít ngày có nhiệt độ dưới 15oC. Tuy vậy ở đây mùa đông cũng có khả năng xuất hiện sương muối nhưng mức độ ít nghiêm trọng như ở Thuộc Châu Mai Sơn, Sơn La.

Điện Biên – Tây Bắc

Mặc dù các vùng đất trồng cà phê ở đây không có độ cao lý tưởng, chỉ vào khoảng 400 – 500m nhưng vẫn có thể trồng cà phê Arabica, sản phẩm cũng cho chất lượng khá vì nó ở vĩ độ khá cao gần bắc chí tuyến. Một vùng cà phê đã được trồng từ trên mười năm trở lại đây là khu vực Mường Ảng, Tuần Giáo. Từ tháng 1/1961 các chuyên gia dẫn đầu là GS. TS Hans Pagel Trường Đại học Humbolt CHDC Đức và Đoàn Triệu Nhạn, Bộ Nông trường Việt Nam đã khảo sát thổ nhưỡng và ghi nhận khả năng phát triển cà phê Arabica ở vùng Tuần Giáo. 

Cà phê chè Mường Ảng

Tháng 5/2005 các chuyên gia của Trung tâm Khuyến nông và Xúc tiến thương mại thuộc Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam đã cùng với cán bộ tập đoàn Thái Hòa tiến hành khảo sát vùng Mường Ảng cho thấy bên cạnh diện tích cà phê chè đang phát triển rất tố ở khu vực nông trường Mường Ảng đã trồng từ những năm 1990, còn có nhiều diện tích có thể trồng cà phê chè ở vùng này lên tới trên 1000 hecta.

Vùng cà phê chà Mường Ảng – Điện Biên

Tuy vậy để đại diện cho danh hiệu cà phê chè Tây Bắc chúng ta cần một loại cà phê nguyên bản mang bản sắc của vùng Tây Bắc, có phẩm chất hiếm cao hơn, đặc sắc hơn và đậm vị hơn!

Cà phê chè Sơn La – Sao Paulo của Brazil

Sơn La với một hệ thống núi non trùng điệp bao quanh các bồn địa, các cao nguyên, cà phê chè được trồng trên các sườn dốc của chân các dãy núi thấp hoặc trên các chỏm đồi với độ cao chừng 600m trên mực nước biển trên. Tuy độ cao các vùng cà phê ở đây chưa phải là lý tưởng song cà phê Sơn La lại nằm trong khoảng 21 đến 22 vĩ độ bắc, như vậy vùng cà phê Sơn La có vị trí đối xứng xích đạo với vùng Minas Gerais, Sao Paulo của Brazil (19-24 vĩ độ nam).

Năm 2017, Hiệp hội cà phê Arabica Sơn La của Việt Nam đã công bố đăng ký chỉ dẫn địa lý với mục đích chính là phát triển và thúc đẩy ngành cà phê bền vững ở Sơn La và quản lý việc sử dụng nhãn hiệu cà phê GI Sơn La theo các chỉ tiêu chất lượng đã được thiết lập

Như một chuyên gia cà phê, ông René Coste đã viết trong cuốn sách của mình Cà phê – cây trồng và sản phẩm là “cái tổ hợp của độ cao trên mực nước biển và độ cao vĩ độ đã cho ta một liều thuốc giải không thể thiếu được với các nhân tố bất thuận”. Và chúng ta có thể xem vùng cà phê Sơn La, Điện Biên có vị trí tương tự như vùng cà phê Sao Paulo của Brasil thuộc lục địa cà phê Châu Mỹ

Có 3 vùng cà phê chè chủ yếu của tỉnh theo số lượng thống kê năm 2009 là thành phố Sơn La (1515ha), huyện Mai Sơn (1489ha) và huyện Thuận Châu (385ha). Đến nay số liệu thống kê trên đã có nhiều thay đổi tuy nhiên, đáng ghi nhận nhất phải kể đến xã Chiềng Ban Ở huyện Mai Sơn với phong trào mở rộng canh tác cà phê mạnh mẽ.

Cà phê Chiềng Ban trên đà phát triển

Chiềng Ban là cộng đồng sống ở miền núi thuộc huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Hầu hết cư dân nơi đây có cuộc sống bấp bênh, kém ổn định, chính vì thế nhờ vào việc trồng cà phê Arabica đã đem đến một thu nhập tốt hơn dành cho người dân.

Trong tổng số 1.564 ha đất canh tác, 1.200 ha là dành cho cà phê. Lợi nhuận hàng năng từ cà phê hơn 100 tỉ đồng. Nhờ có cây cà phê mà cuộc sống của mọi người nơi đây đều được cải thiện rõ rệt so với thời trước.

Canh tác cà phê ở Chiềng Ban

Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân của Chiềng Ban khẳng định cây cà phê sẽ là loại cây trồng chiến lược và quan trọng bậc nhất của nơi đây. Tỉnh sẽ không tập trung mở rộng diện tích đất để trồng cà phê, mà đẩy mạnh vào thiết bị kĩ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, biến cà phê Chiềng Ban thành thương hiệu nổi tiếng quốc tế.

Một số vùng cà phê chè khác phía bắc

Ngoài 2 tỉnh Điện Biên, Sơn La kể trên còn có nhiều vùng có điều kiện thích hợp với yêu cầu sinh thái của cây cà phê chè chúng ta có thể khai thác. Phía Nam đèo Hải Vân, ở một số tỉnh ở duyên hải nam Trung bộ cũng có một vài vùng trồng cà phê chè nhưng lẻ tẻ với diện tích không đáng kể như huyện Vĩnh Thạnh – Bình Định có 278 ha với sản lượng 250 tấn. Huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên có 1185 ha sản lượng 1579 tấn và huyện Khánh Sơn tỉnh Khánh Hòa có 280 ha sản lượng 429 tấn. Điểm yếu nhất của các vùng cà phê này là được trồng ở những nơi có độ cao trên mực nước biển thấp, thậm chí có nơi chỉ dưới 100m như Phủ Quỳ, Nghệ An.

Kết ./.

So với ba vùng canh tác trọng điểm, Sơn La – Tây Bắc sẽ còn rất nhiều tiềm năng cho việc canh tác cà phê chè chất lượng cao của nước ta. Trên con đường nam tiến ta sẽ bắt gặp những sắc thái vùng chuyên biệt, của vùng cà phê chè Miền Trung và Tây Nguyên trong loạt bài viết về vùng cà phê chè truyền thống.


Nguồn tham khảo:

  • Tạp chí Argoinfo – Caffe Việt Nam, Chuyên đề 6 (9/20111)
  • www.vnexpress.net/thoi-su/Cảm nhận Tây Bắc qua những giọt cà phê nguyên chất ở Điện Biên
  • www.coffees.mobi/Chieng Ban’s coffee helps local farmers to get rid of poverty
/ CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY /
Picture of ng.tg.haivan
ng.tg.haivan

Cà phê mà không có con người chỉ là một cấu trúc mang tính lý thuyết. Con người không có cà phê ở một chừng mực nào đó cũng thiếu đi tính vẹn toàn.
-- Pour Your Heart Into It (1997) --

Picture of ng.tg.haivan
ng.tg.haivan

Cà phê mà không có con người chỉ là một cấu trúc mang tính lý thuyết. Con người không có cà phê ở một chừng mực nào đó cũng thiếu đi tính vẹn toàn.
-- Pour Your Heart Into It (1997) --

5 bình luận

  1. Điều kiện về độ cao không khó khăn đối với Sơn La, ngoài khu Chiềng Ban, Sinh Ban, một số huyện cũng có độ cao rất lớn, thậm chí trên 2000m. Vậy muốn có coffee specialty của Sơn La, cần phải làm như thế nào? Tôi hiện tại đang trồng coffee trên Sơn La, rất mong muốn nhân rộng và đưa được tên coffee sơn la vào bản đồ coffee đặc sản của thế giới.

    1. Chào bạn Nông Chí Hiếu. Rất vui vì sự quan tâm của bạn đến ngành cà phê Sơn La, Hiện tại Prime vẫn chưa có được các nhà cung cấp phù hợp từ Sơn La mặc dù lợi thế và tiềm năng rất lớn tại đây. Như đả đề cập để canh tác Specialty coffee bên cạnh yếu tố điều kiện tự nhiên chúng ta cần đầu tư vào tiềm năng của nguồn giống (giống tốt là điều kiện cốt lõi). về mặt này bạn hoàn toàn có thể cập nhật các giống Arabica phù hợp với địa phương từ viện nông học, hoặc nhập khẩu, hoàn tất vấn đề này (hoặc bạn đả canh tác nguồn giống tốt), bạn cần tập trung vào khâu chăm sóc để giữ gìn toàn vẹn sinh thái, canh tác hữu cơ.. tiếp đến là khâu chế biến xử lý, hoặc lựa chọn (nhà chế biến đạt yêu cầu). Các hoạt động truyền thông sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn hoàn thiện một chuỗi canh tác bền vững cho cây cà phê và dễ dàng đưa danh tiếng cà phê Sơn La đến thị trường thế giới. Nếu chưa có đầu ra, hoặc còn thắc mắc bạn vui lòng gửi thêm thông tin về đại diện PrimeCoffee – Mr.Hai (ngtghaivan.amg@gmail.com). Chân thành cám ơn

    2. @Nông Chí Hiếu: mình cũng đang tìm hiểu về cà phê tây bắc.

      Ko biết bạn có thể cho mình xin thông tin liên hệ đc ko? (mình muốn mua cafe)

      @admin có biết nhà cung cấp cà phê nào ở tây bắc ko?

      Xin cám ơn!!!

  2. Thực ra có thể phân vùng cà phê Sơn La theo độ cao trên mực nước biển. Vùng thấp ở Sơn La dao động từ 600-700 masl thì thường chín sớm từ tháng 8 đến tháng 11. Còn nơi vùng cao hơn là từ 800 – 1000 masl thì chín muộn hơn từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Vùng có độ cao tốt này chính là nhưng nơi có vùng tiểu khí hậu rất phù hợp để cho ra những hạt cà phê chất lượng cao hoặc đặc sản. Tất nhiên ngoài khí hậu và thổ nhưỡng thì hiện nay chúng ta đang quan tâm nhiều hơn cách sơ chế và đã đạt những kết quả rất tốt, các mẫu cà phê Sơn La đạt trên 80 điểm theo tiêu chuẩn SCA cũng nhiều hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BẠN ĐANG TÌM ĐIỀU GÌ ??

QUẢNG CÁO "NHÀ TRỒNG"

» Ghé thăm Thư Viện Tài Nguyên để xem các nội dung mới từ PrimeCoffee!

VỀ PRIME COFFEE

PrimeCoffee không được vận hành bởi những chuyên gia và cũng không có động cơ thương mại thực sự, đây là một nơi dành cho bất kỳ ai yêu thích cà phê. Chia sẻ kiến thức một cách chuyên nghiệp & minh bạch là ưu tiên hàng đầu của Prime, không có quảng cáo và không gây nên xung đột lợi ích tiềm ẩn cho bất kỳ mắt xích nào trong ngành cà phê. Để đạt được điều này Prime luôn biết ơn sự đóng góp & ủng hộ của các bạn đã giúp Prime hữu ích hơn với cộng đồng – Tất cả sẽ không có ý nghĩa nếu thiếu đi các bạn!

Vì không có gì khác ở đây ngoài nội dung học thuật, nên PrimeCoffee luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác cũng như mong muốn người khác tôn trọng quyền của Prime! Bạn có thể sử dụng, chia sẻ các thông tin trên đây miễn là tuân thủ theo các nguyên tắc Bản Quyền của PrimeCoffee. Chúng mình luôn sẵn sàng nhận các phản hồi, bình luận để giúp trang tin tốt hơn và cuối cùng, đừng quên ghé thăm Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

 

/ BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ /
Nguồn gốc của cây cà phê ở Việt Nam

Nguồn gốc của cây cà phê ở Việt Nam

Năm 2020, Việt Nam sản xuất hơn 1,7 triệu kilôgam cà phê, chiếm 16% sản lượng toàn cầu¹. Trong khi câu chuyện về việc Việt Nam trở thành một gã khổng lồ trên thị trường cà phê quốc tế đã

Lịch sử Phin Cà phê Việt Nam - PrimeCoffee

Lịch sử Phin cà phê

Phin cà phê, một biểu tượng của văn hóa cà phê Việt Nam, đã tồn tại và phát triển qua hơn một thế kỷ. Được du nhập vào Việt Nam bởi người Pháp trong thời kỳ thuộc địa, đây không

/ ĐÁNG CHÚ Ý /