Cây cà phê chè (Arabcia) vốn không có vị thế tương xứng trong ngành cà phê Việt Nam trong hơn 30 năm này. Từ những năm 1980 ngành cà phê vì chưa có biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cà phê chè nên đã có chủ trương mở rộng diện tích cà phê vối (Robusta) trên vùng đất đỏ bazan ở các tỉnh Tây Nguyên. Đến nay hàng năm Việt Nam đã sản xuất ra khoảng 1 triệu tấn cà phê các loại, trong đó chủ yếu là cà phê vối và là nước đứng đầu thế giới về sản lượng cà phê này, ngược lại cà phê chè chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp trong ngành cà phê Việt Nam.
Trong vòng ba chục năm lại đây, nghề trồng cà phê phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Từ chỗ cả nước chỉ có vài chục ngàn hecta cà phê các loại, đến nay đã có khoảng 535.000 hecta cà phê, trong đó cà phê Robussta (cà phê vối) chiếm 93%, cà phê Arabica (cà phê chè) trên 6% và cà phê mít chỉ có dưới 1% . Cần nói thêm, vì giá trị thương phẩm thấp nên diện tích cà phê mít đang giảm dần (Đoàn Triệu Nhạn 2011).

Thách thức của cây cà phê chè ở Việt Nam
Cây cà phê chè (Coffea Arabica) từng được trồng khá phổ biến tại miền Bắc Việt Nam, với các giống chủ yếu là Typica và Bourbon. Tuy nhiên, sự xuất hiện của sâu đục thân mình trắng (Xylotrechins quadrpes Chev), còn gọi là sâu Bore, và bệnh gỉ sắt (Hemileia Vastatrix) đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây trồng. Những năm 1980, khi chưa có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, ngành cà phê buộc phải tập trung mở rộng diện tích trồng cà phê vối (Coffea Canephora), thuộc chủng Robusta, tại các vùng đất đỏ bazan ở Tây Nguyên.
Kể từ đó, cà phê vối đã trở thành sản phẩm chủ lực, giúp Việt Nam đạt sản lượng khoảng 1 triệu tấn cà phê mỗi năm. Tuy nhiên, sản lượng cà phê chè vẫn còn khá khiêm tốn do những khó khăn ban đầu trong việc phát triển giống.
Bước tiến với giống cà phê chè Catimor
Trong 20 năm gần đây, nhờ các thành tựu trong chọn tạo giống, cây cà phê chè đã có cơ hội phát triển trở lại. Đặc biệt, giống Catimor – lai giữa Timor Hybrid và Caturra – đã được công nhận vì khả năng kháng bệnh gỉ sắt. Từ năm 1996, giống Catimor F6 được đưa vào sản xuất và nhanh chóng chứng minh hiệu quả nhờ năng suất cao, khả năng chống chịu tốt và chất lượng hạt cải thiện.
Ngoài Catimor, các giống mới như TN1 và TN2 được phát triển với kích cỡ hạt lớn, năng suất vượt trội và hương vị ngày càng được cải thiện. Nhờ vậy, nhiều địa phương đã đưa cây cà phê chè vào kế hoạch phát triển và đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Tiềm năng phát triển cà phê chè tại Việt Nam
Theo chuyên gia Đoàn Triệu Nhạn, để xây dựng một chương trình phát triển cà phê Arabica (cà phê chè) hiệu quả, cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của từng vùng. Việc khai thác tiềm năng khí hậu, thổ nhưỡng ở các vùng sinh thái trên cả nước là nhiệm vụ quan trọng và cần được đầu tư bài bản.
Việt Nam, với hình chữ “S” trải dài từ vĩ độ 8°35’ Bắc (mũi Cà Mau) đến 23°33’ Bắc (mỏm Lũng Cú, Hà Giang), nằm hoàn toàn trong vùng vĩ độ lý tưởng cho sự phát triển của cây cà phê – từ 23° Bắc đến 23° Nam. Sự thuận lợi này, kết hợp với điều kiện tự nhiên đặc thù như:
- Đất bazan màu mỡ,
- Độ cao phù hợp,
- Khí hậu và lượng mưa tối ưu
Ba yếu tố trên đã tạo điều kiện cho giống cà phê vối (Robusta) phát triển mạnh ở khu vực phía Nam có khí hậu nóng ẩm, và cà phê chè (Arabica) thích nghi tốt hơn ở các khu vực cao nguyên mát mẻ, đặc biệt ở miền Bắc và một số vùng cao phía Nam.
Tuy nhiên, để có một chương trình phát triển cà phê Arabica ở Việt Nam đúng đắn, có hiệu quả cao, việc nghiên cứu điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội nhằm khai thác tiềm năng của khí hậu, đất đai các vùng sinh thái trên đất nước ta là một việc làm cần thiết và cần phải được đầu tư hơn.
Đoàn Triệu Nhạn
Tây Bắc (Điện Biên, Sơn La)
Tây Bắc Việt Nam là vùng có địa hình chia cắt phức tạp, gồm một số núi trung bình và núi cao bao quanh các bồn địa lớn, nhỏ, trong đó có những cao nguyên như cao nguyên Sơn La, cao nguyên Mộc Châu… Dãy Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc- Đông Nam như một bức tường thành chia Tây Bắc thành hai vùng khí hậu: đông Hoàng Liên Sơn và tây Hoàng Liên Sơn. Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là những tỉnh thuộc Tây Hoàng Liên Sơn, là một vùng núi thấp có độ cao từ 500 đến 1500 m nằm khuất sau dãy Hoàng Liên Sơn rất thuận lợi cho canh tác cà phê chè.

Đồng thời khi nhắc đến Tây Bắc, cũng có thể kể đến phần lãnh thổ nằm bên hữu ngạn sông Hồng của hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Các huyện vùng cao Yên Bái như Trấn Yên, Trạm Tấn… đây là các vùng canh tác cà phê chè khả thi nhất.
Điều kiện tự nhiên:
- Độ cao: Từ 800 – 1.200 mét so với mực nước biển.
- Khí hậu: Mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 18 – 22°C, phù hợp cho giống Arabica.
- Đất đai: Chủ yếu là đất đỏ, đất phù sa cổ, giàu dinh dưỡng.
Đặc điểm cà phê:
- Cà phê Arabica Tây Bắc thường có hương vị nhẹ nhàng, độ chua thanh, hương thơm phảng phất mùi trái cây.
- Đây là vùng trồng cà phê Arabica nổi tiếng với giống Catimor, một giống lai giữa Arabica và Robusta, phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn.
Bắc Trung Bộ (Quảng Trị)
Tiếp nối với vùng cà phê chè Tây Bắc là dải đất miền trung với 2 vùng lớn: Thanh – Nghệ – Tĩnh chủ yếu là Nghệ An và Bình – Trị – Thiên chủ yếu là Quảng Trị. Hai vùng này phân ranh giới bởi dãy núi Hoành Sơn của dải Trường Sơn bắc ăn ngay ra biển và nối 2 vùng là Đèo Ngang nổi tiếng.
Điều kiện tự nhiên:
- Độ cao: Khoảng 400 – 800 mét so với mực nước biển.
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 19 – 25°C, thích hợp cho giống Arabica.
- Đất đai: Đất pha cát, đất đỏ vàng với độ thoát nước tốt.
Đặc điểm cà phê:
- Cà phê Arabica Quảng Trị có hương vị đặc trưng, nhẹ nhàng, hậu vị ngọt dịu, thường được đánh giá cao trên thị trường.
- Các khu vực như Khe Sanh nổi tiếng với giống Arabica chất lượng cao, được nhiều doanh nghiệp và hợp tác xã chú trọng phát triển.

Cũng cần nói thêm, Cây cà phê chè đầu tiên được đưa vào trồng thử ở địa phận nhà thờ Sen Bàng – Quảng Bình. Nhưng vùng cà phê chè lại được mở đầu từ những đồn điền cà phê Phủ Quỳ Nghệ An từ những năm đầu thập kỷ 1910. Từ đó, cà phê Phủ Quỳ đã được nhiều người biết đến từ những năm 1960. Trạm nghiên cứu cây nhiệt đới Phủ Quỳ là cơ quan khoa học kỹ thuật về cà phê đầu tiên của nước ta thành lập vào tháng 4 năm 1960 cùng trên mảnh đất này.
Ngày nay, ngoài những giống Arabica truyền thống (Catimor) được trồng từ trước. Viện Khoa học Kinh tế Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên đã lai tạo ra nhiều giống cà phê Arabica có năng suất và chất lượng cao điển hình như TN1 và TN để dưa vào canh tác tại Khe Sanh (Quảng Trị) và Phủ Quỳ (Nghệ An).
Tây Nguyên (Lâm Đồng – Đà Lạt)
Qua đèo Hải Vân về phía Nam, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở đây rất thích hợp cho cà phê Robusta. Và đây chính là địa bàn phát triển hàng nửa triệu hecta cà phê vối của nước ta, và đưa nước ta lên vị trí đứng đầu về sản xuất cà phê vối trên toàn cầu. Tuy nhiên trên cả miền địa lý khí hậu phía Nam rộng lớn này cũng vẫn xen kẽ có những vùng có khí hậu đặc thù phù hợp với cây cà phê chè. Yếu tố tạo nên những vùng cà phê chè này là độ cao trên mực nước biển. Tiêu biểu nhất là vùng cà phê chè Lâm Đồng. Ngoài Lâm Đồng còn có thể nêu lên một số vùng cao nữa như Kon Plong tỉnh Kon Tum, tỉnh Đak Nông và cả vùng Vĩnh Sơn tỉnh Bình Định.
Điều kiện tự nhiên:
- Độ cao: Từ 1.200 – 1.600 mét so với mực nước biển.
- Khí hậu: Mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình từ 16 – 20°C, lượng mưa ổn định.
- Đất đai: Đất đỏ bazan giàu dinh dưỡng, rất phù hợp với canh tác cà phê.
Đặc điểm cà phê:
- Cà phê Arabica Lâm Đồng, đặc biệt là ở các khu vực như Cầu Đất (Đà Lạt), có chất lượng cao, hương vị phức hợp, độ chua thanh và mùi thơm của hoa cỏ, trái cây.
- Khu vực này nổi tiếng là một trong những nơi sản xuất cà phê Arabica cao cấp nhất Việt Nam.

Với điều kiện tự nhiên lý tưởng như đất đỏ bazan, độ cao phù hợp và khí hậu đa dạng, nước ta sở hữu tiềm năng phát triển vượt trội. Tuy nhiên, sản lượng cà phê chè vẫn còn hạn chế, phần lớn do thiếu đầu tư đúng mức vào nghiên cứu giống, kỹ thuật canh tác và chính sách hỗ trợ nông dân.
Tái cấu trúc cà phê chè ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Từ những phân tích trên, có thể thấy cần xác định phương hướng phát triển cà phê chè tại Việt Nam một cách rõ ràng và hiệu quả hơn. Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng trở thành quốc gia sản xuất cả hai loại cà phê chè và vối. Trong tổng diện tích 500.000ha cà phê hiện nay, việc mở rộng diện tích cà phê chè lên trên 100.000ha tại các vùng thích hợp như Lâm Đồng và Tây Bắc là khả thi.
Thông qua tái canh, một phần diện tích cà phê vối có thể được thay thế bằng cà phê chè tại các vùng có điều kiện phù hợp. Để đạt mục tiêu này, cần tập trung nghiên cứu và phát triển các giống cà phê chè mới thay thế giống Catimor, đồng thời cải tiến biện pháp phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là các vấn đề về tuyến trùng, rệp sáp và ảnh hưởng đến bộ rễ. Ngoài ra, cần lưu ý đến những tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất cà phê trong tương lai.

Với những tiến bộ kỹ thuật đạt được trong những thập kỷ gần đây, Việt Nam đã có đầy đủ cơ sở để phát triển sản xuất cà phê chè (Coffea Arabica). Đây là giống cây trồng không hoàn toàn mới trên thế giới nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác ở Việt Nam. Cà phê chè, từ chỗ từng là một trở ngại trong nông nghiệp do khó canh tác và dễ mắc bệnh, nay đã trở thành cơ hội để Việt Nam đón đầu làn sóng phát triển cà phê toàn cầu.
Sự trỗi dậy của làn sóng cà phê thứ ba, nhấn mạnh chất lượng và trải nghiệm, đã chứng minh vai trò không thể thay thế của cà phê chè trên thị trường toàn cầu. Đây là cơ hội để Việt Nam chuyển hướng, gia tăng giá trị sản phẩm, khai thác bền vững tài nguyên và nâng cao vị thế ngành cà phê trong chuỗi giá trị quốc tế. Để làm được điều đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và nông dân, cùng với chiến lược dài hạn từ phía nhà nước. Cà phê chè không chỉ là sản phẩm, mà còn là tương lai của ngành cà phê Việt Nam.
Nguồn tham khảo:
- Trung Tâm Thông Tin Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn (NNNT), Tạp chí Argoinfo – Caffe Việt Nam, Chuyên đề 6 (9/2011).