Nếu bạn là một nhà rang xay, hoặc đơn giản là ‘hâm mộ’ cà phê đặc sản, đây là những cái tên phổ biến nhất mà bạn sẽ thấy trên bất kỳ gói sản phẩm nào – những cái tên như Bourbon, SL28, Pacamara, Kent, hoặc thậm chí là “Heirloom”,.. Mặc dù chúng ta biết tất cả chúng đều là Arabica, Nhưng họ lấy những cái tên này ở đâu? Chúng bắt nguồn từ những quốc gia nào? Cha mẹ của chúng là ai? Rốt cuộc thì ngành cà phê có một cơ sở nào cho việc phân biệt các giống loài của nó?
Có khoảng 125 loài Coffea trên thế giới. Tuy nhiên, hầu hết mọi loại cà phê được phục vụ trong quán cà phê hoặc bán trong siêu thị đều là Arabica, Robusta – hoặc sự pha trộn của cả hai. Tuy nhiên đó là một bức tranh ảm đạm. Các cây cà phê thuộc giống Arabica có bộ gen giống nhau đến 98,8%. Đây là mức có thể nói rằng, tất cả Arabica trên thế giới đều có nguồn gốc từ cùng một loại cây – và mức mà cây rất dễ bị bệnh hoặc biến đổi khí hậu
Theo perfectdailygrind
Phân biệt các giống cà phê Arabica
Coffea arabica là một trong hai loài cây cà phê đang được trồng rộng rãi trên toàn cầu. (Loại còn lại là C. canephora , thường được gọi là Robusta). Cà phê Arabica bắt đầu lan rộng khắp thế giới vào giữa những năm 1700. Trong lịch sử, hầu hết các loại cà phê nói chúng là hậu duệ của Typica và Bourbon. Cho đến giữa thế kỷ 20, các nhà lai tạo bắt đầu giới thiệu các giống “lai cận giới” kháng bệnh gỉ lá cà phê. Gần đây hơn, các con lai F1 đa dạng về mặt di truyền đã được giới thiệu.\
Theo World Coffee Research, ta có thể xếp bất cứ giống cà phê Arabica nào vào danh mục gọn gàn, với bốn nhóm chính: Bourbon-Typica Group (các giống thuần); Ethiopia Landrace (các giống bản địa); Introgressed (Các giống lai cận giới); và F1 Hybrids (các giống lai tạo F1).
Để được coi là một giống Arabica riêng biệt, các giống phải đáp ứng các tiêu chuẩn do Liên minh Quốc tế về Bảo vệ Giống cây trồng mới (UPOV) đưa ra:
- Sự đa dạng là đồng đều. Tất cả các cây thuộc loại này đều giống nhau và có thể được mô tả chính xác bằng một tập hợp các đặc điểm nhất định.
- Sự đa dạng là khác nhau. Nó có thể được phân biệt với các giống khác dựa trên tập hợp các đặc điểm trên.
- Giống ổn định. Giống có thể được sao chép sao cho các đặc tính của nó không thay đổi ở thế hệ sau.
Hầu hết các giống Arabica được biết đến đều đáp ứng các tiêu chí trên. Tuy nhiên, một số thì không. Ví dụ, Catimor và Sarchimor không phải là những giống khác biệt theo định nghĩa này. Một số loại cà phê như T5175, T5296 , Anacafe 14 , và Pacamara – Không đáp ứng định nghĩa trên, vì chúng không đồng nhất hoặc thiếu tính ổn định từ thế hệ này sang thế. Mặt khác chúng được nông dân biết đến và được trồng phổ biến trong một khu vực nhất định.
Sau đây ta sẽ bắt đầu phân tích cụ thể hơn sự khác biệt của từng nhóm duy truyền ở giống Arabica:
Ethiopia Landrace
“Landrace” chỉ một giống truyền thống được thuần hóa, thích nghi với địa phương, của một loài động vật hoặc thực vật đã phát triển theo thời gian, thông qua sự thích nghi với môi trường tự nhiên và văn hóa của nông nghiệp và do sự cách ly với các quần thể khác của loài. Trong cà phê, hầu hết các giống Arabica Landrace đều có nguồn gốc từ các khu rừng ở Ethiopia, nơi loài C. arabica phát triển, thông qua quá trình thuần hóa do con người dẫn dắt. Chúng thường có phẩm chất hương vị cao nhưng sản lượng thấp hơn.
Ethiopia, nơi khai sinh ra cà phê, có nhiều giống Arabica nhất. Trên thực tế tại đây đang nắm giữ 95% nguồn gen cà phê – Và phần lớn chúng tồn tại ở dạng hoang dã trong các khu rừng nhiệt đới tại đây. Mặc dù một số nhà rang xay thường sử dụng thuật ngữ “heirloom” để chỉ các giống bản địa tại Ethiopia. Nhưng cách gọi này không thực sự chính xác và “Landrace” đang trở nên phổ biến như một thuật ngữ cụ thể hơn cho những giống này -theo dailycoffeenews.
Những giống thuần – Bourbon và Typica
Một số lượng nhỏ cây cà phê được đưa ra khỏi Yemen bắt đầu từ cuối thế kỷ 17 tạo thành cơ sở cho hầu hết sản xuất cà phê Arabica trên toàn thế giới ngày nay, cái mà ngày nay chúng ta gọi là “nhóm di truyền Bourbon và Typica” (gọi như vậy vì Bourbon và Typica là hai giống là tổ tiên của nhóm này).
- Từ Yemen, hạt giống Arabica được người Hà Lan đưa đến Ấn Độ và sau đó từ Ấn Độ đến đảo Java của Indonesia, điều này đã tạo ra dòng giống Typica (còn được gọi là Arabigo hoặc Indio). Các cây Typica được đưa đến các viện nghiên cứu ở châu Âu và sau đó lan rộng khắp lục địa Châu Mỹ dọc theo các tuyến đường thương mại thuộc địa trong thế kỷ 18.
- Ở một con đường khác, Các hạt giống Arabica cũng được đưa từ Yemen đến đảo Bourbon, nơi tạo ra dòng dõi Bourbon. Những cây Bourbon đầu tiên đến lục địa Châu Mỹ thông qua Brazil từ năm 1850. Cả cây Typica và Bourbon đều được du nhập vào Châu Phi vào thế kỷ 19 thông qua nhiều con đường khác nhau.
Để biết lịch sử chi tiết về cách các giống trong nhóm di truyền Bourbon và Typica thống trị sản xuất cà phê toàn cầu, bạn có thể xem thêm – nguồn gốc & đặc điểm cà phê Arabica. Mặc dù những giống cà phê này cho chất lượng tách cà phê đạt tiêu chuẩn hoặc rất cao, nhưng rất dễ mắc các bệnh hại cà phê. Ngày nay, sản xuất cà phê ở Mỹ Latinh vẫn chủ yếu dựa vào các giống cà phê được phát triển từ các giống Typica và Bourbon, góp phần vào một nút thắt di truyền đáng kể cho C. Arabica.
Brazil – quốc gia chiếm 40% sản lượng thế giới, hiện đang duy trì 97,55% giống cà phê có nguồn gốc từ Typica và Bourbon
Theo World Coffee Research
Các giống Arabica lai tạo – Introgressed
Chúng ta đang đề cập dến Catimor và Sarchimor – Các giống Arabica không “thuần chủng” vì sở hữu một số đặc điểm di truyền từ một loài khác – chủ yếu là C. canephora (Robusta), nhưng đôi khi cũng có C. liberica. (Nguyên văn của thuật ngữ này là Introgressed – tức Lai cận giới hay còn được gọi là lai cận tính)
Vào những năm 1920, một loài C. arabica và C. canephora trồng trên đảo Đông Timor đã sinh sản hữu tính để tạo ra một loại cà phê mới ngày nay được gọi là Timor Hybrid. Giống Arabica này có chứa vật liệu di truyền Robusta cho phép cây chống lại bệnh gỉ sắt trên lá cà phê. Các chuyên gia cà phê đã nhận ra giá trị của khả năng kháng bệnh này và bắt đầu sử dụng Timor Hybrid trong các thí nghiệm để tạo ra các giống mới có thể chống lại bệnh gỉ sắt trên lá. Họ đã chọn nhiều dòng Timor Hybrid khác nhau, sau đó lai chúng với các giống khác, phổ biến nhất là các giống Arabica lùn năng suất cao như Caturra và Villa Sarchi.
Những phép lai này (Timor Hybrid x Caturra, và Timor Hybrid x Villa Sarchi) đã dẫn đến việc tạo ra hai nhóm chính của các giống Arabica lai chéo: Catimor và Sarchimor. Điều quan trọng cần lưu ý là, trái với suy nghĩ thông thường, cả Catimor và Sarchimor đều không phải là những giống khác biệt. Thay vào đó, chúng là những “nhóm duy truyền” gồm nhiều giống khác nhau có cùng nguồn gốc.
Một số giống lai chéo khác, như Batian (được tạo ra từ Viện Nghiên cứu Cà phê ở Ruiru, Kenya) và RAB C15 (cây lai nhân tạo được thực hiện bởi các nhà lai tạo Ấn Độ giữa C. canephora và giống Arabica Kent) là giống lai chéo duy nhất trong danh mục này không được tạo ra bằng cách sử dụng Timor Hybrid . Những giống này theo truyền thống thường cho chất lượng cà phê thấp hơn những giống thuần, nhưng chúng rất cần thiết cho những người nông dân trồng bởi cho năng suất cao và khả hống chịu bệnh gỉ sắt mạnh mẽ.
Sự xuất hiện vào cuối thế kỷ 20 của các giống Arabica lai chéo có khả năng kháng bệnh gỉ sắt cà phê đã cung cấp biện pháp bảo vệ, chống mất mùa cho nhiều nhà sản xuất cà phê trong gần ba thập kỷ.
Theo World Coffee Research
Giống Arabica lai F1
Con lai nói chung là con cái do sự lai tạo của hai cá thể khác biệt về mặt di truyền. Theo mục đích này, “lai” đề cập đến các giống lai F1, một nhóm các giống mới được tạo ra bằng cách lai các cặp bố mẹ Arabica khác biệt về mặt di truyền và sử dụng thế hệ con thứ nhất. Nhiều trong số các giống tương đối mới này được tạo ra để kết hợp các đặc điểm tốt nhất của hai giống bố mẹ, bao gồm chất lượng hương vị tốt, năng suất cao và khả năng kháng bệnh.
Con lai F1 đáng chú ý vì chúng có xu hướng có sản lượng cao hơn đáng kể so với các giống không lai tạo. Một lưu ý quan trọng về cây lai F1 là hạt giống lấy từ cây lai F1 sẽ có “sự phân biệt” – Có nghĩa là cây con sẽ không giống như các tính trạng có trên cây bố mẹ, có khả năng bị mất năng suất, khả năng kháng bệnh, chất lượng hoặc các đặc điểm hoạt động nông học khác. Giống chỉ được tái sản xuất thông qua nhân giống vô tính. Do đó, điều quan trọng là nông dân phải biết rằng cây giống lai F1 nên được mua từ các vườn ươm đáng tin cậy.
Cho đến nay, Centroamericano là giống lai đã được chứng minh là thành công. khi ghi được 90,5 điểm tại Nicaragua Cup of Excellence – một kết quả đặc biệt và hứa hẹn cho tương lai của những chủng lai F1. Centroamericano là cây lai giữa giống Landrace Ethiopia Rume Sudan và một giống kháng bệnh gỉ sắt có tên là T5296. Cũng như có tiềm năng cho cà phê chất lượng cao, nó có năng suất cao và chống gỉ.
Lưu ý: Thế hệ thứ hai (ví dụ: cây được tạo ra từ hạt của phép lai F1) sẽ “phân ly”. Kết quả là tạo ra một nhóm cây khác nhau về hiệu suất và không đạt được tổ hợp tính trạng lý tưởng của phép lai F1. Vì lý do này, nông dân không nên sử dụng hạt giống F2.
Tóm lại
Có thể gọi cà phê là một “cây trồng mồ côi”, vì nhìn chung cà phê là một trong những mặt hàng nông nghiệp kém đổi mới nhất trên thế giới. Ví dụ, có 3.600 giống dưa hấu trong cơ quan đăng ký giống cây trồng quốc tế UPOV; Đối với cà phê, con số này chỉ là 50 giống. Một dấu hiệu rõ ràng cho thấy việc nhân giống cà phê còn ít được thực hiện trên khắp thế giới. Kết quả là ngay cả khi có các dịch vụ khuyến nông và đào tạo cho nông dân trồng cà phê, các kiến thức và công nghệ vẫn rất lạc hậu. Đầu tư toàn cầu vào R&D nông nghiệp cà phê vẫn ở mức thấp so với tầm quan trọng toàn cầu của ngành nông nghiệp cà phê.
Cuối cùng bài viết này chỉ nhằm mục đích giới thiệu đến bạn đọc một cách phân chia hệ thống giống loài cà phê Arabica chính thống từ World Coffee Research (WCR) – Tổ chức phi thương mại đang phối hợp với SCA để nghiên cứu, lập danh mục di truyền của cây cà phê Arabica trên toàn thế giới. Bạn có thể tham khảo từ PrimeCoffee thêm nhiều thông tin về các giống cà phê, khác hoặc ghé thăm Variety Catalog của WCR để truy cập thư viện các giống loài đã được xác minh tại đây.
Nguồn tham khảo:
Bài viết trình tổng quan nghiên cứu về Arabica Coffee được thực hiện bởi World Coffee Research – Tổ chức Nghiên cứu Cà phê Thế giới.
- www.perfectdailygrind.com/ Coffee Varieties: What Are F1 Hybrids & Why Are They Good News
- www.perfectdailygrind.com/ At-Risk Arabica: Why Aren’t Researchers Looking to Ethiopia?
Nếu bạn nhìn thấy “Ethiopia Heirloom” trên một túi cà phê, nó có thể là một trong 10.000 loại cà phê mọc hoang dã trong rừng Ethiopia
Theo perfectdailygrind