Giống cà phê Java - Prime Coffee
Giống cà phê Java Prime Coffee
NỘI DUNG CHÍNH

Arabica Java là điển hình cho giống cà phê chất lượng cao ở khu vực Trung Mỹ. Với sức đề kháng mạnh mẽ với các bệnh phổ biến trên cà phê và nhu cầu phân bón thấp – rất phù hợp với các nông hộ canh tác nhỏ lẻ.

Coffee tree with ripe berries
Cây cà phê Arabcia Java từ Indonesia

Trái với nhiều tài liệu cho rằngcà phê Java có nguồn gốc từ giống Arabica Typica. Những nghiên cứu duy truyền học phân tử của World Coffee Research đã tiết lộ rằng Arabica Java là có nguồn cội từ một quần thể cà phê bản địa ở Ethiopia có tên là Abysinia. Do đó, Java hiện là một trong hai giống Ethiopia Landrace được phân lập và canh tác phổ biến cho đến ngày nay (giống còn lại là Geisha).

Nguồn gốc Arabica Java

Giống Arabica Java được người Hà Lan trực tiếp mang đến đến đảo Java – Indonesia từ đầu thế kỷ 19. Đến giữa thế kỷ 20, cây cà phê Java đã đến Cameroon thông qua công ty Vilmorin (công ty đã mua hạt giống từ Java từ Porteres – một nhà lai tạo giống nổi tiếng). Ở Cameroon, nhà tạo giống Pierre Bouharmont đã nhận thấy rằng Java có khả năng chịu đựng một phần bệnh Berry trên cây cà phê (Coffee Berry Disease – CBD), đây là thách thức đối với người trồng cà phê ở Châu Phi lúc bấy giờ. Sau gần 20 năm lựa chọn, Java đã được canh tác rộng rãi ở Cameroon vào những năm 1980 – 1990.

Cây cà phê Arabica Java được đưa đến Costa Rica vào năm 1991 bởi (CIRAD) với mục tiêu đa dạng hóa nguồn giống cho các hộ sản xuất nhỏ lẻ, đồng thời dự trù trước cho sự xuất hiện của bệnh Berry (mặc dù bệnh này chưa xuất hiện trên các cây cà phê ở Trung Mỹ) nhưng cuối cùng Java không phổ biến như kỳ vọng, quốc gia Trung Mỹ đầu tiên chính thức canh tác Java là Panama vào năm 2016.

Ngày nay Arabica Java là một sự thay thế thú vị cho cây cà phê Geisha của Panama, với tiềm năng hương vị hương vị cao và khả năng chống chịu bệnh gỉ sắt và CBD tốt hơn.


Nguồn tham khảo:

  • www.varieties.worldcoffeeresearch.org/varieties/java
/ CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY /
Picture of ng.tg.haivan
ng.tg.haivan

Cà phê mà không có con người chỉ là một cấu trúc mang tính lý thuyết. Con người không có cà phê ở một chừng mực nào đó cũng thiếu đi tính vẹn toàn.
-- Pour Your Heart Into It (1997) --

Picture of ng.tg.haivan
ng.tg.haivan

Cà phê mà không có con người chỉ là một cấu trúc mang tính lý thuyết. Con người không có cà phê ở một chừng mực nào đó cũng thiếu đi tính vẹn toàn.
-- Pour Your Heart Into It (1997) --

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BẠN ĐANG TÌM ĐIỀU GÌ ??

QUẢNG CÁO "NHÀ TRỒNG"

» Ghé thăm Thư Viện Tài Nguyên để xem các nội dung mới từ PrimeCoffee!

VỀ PRIME COFFEE

PrimeCoffee không được vận hành bởi những chuyên gia và cũng không có động cơ thương mại thực sự, đây là một nơi dành cho bất kỳ ai yêu thích cà phê. Chia sẻ kiến thức một cách chuyên nghiệp & minh bạch là ưu tiên hàng đầu của Prime, không có quảng cáo và không gây nên xung đột lợi ích tiềm ẩn cho bất kỳ mắt xích nào trong ngành cà phê. Để đạt được điều này Prime luôn biết ơn sự đóng góp & ủng hộ của các bạn đã giúp Prime hữu ích hơn với cộng đồng – Tất cả sẽ không có ý nghĩa nếu thiếu đi các bạn!

Vì không có gì khác ở đây ngoài nội dung học thuật, nên PrimeCoffee luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác cũng như mong muốn người khác tôn trọng quyền của Prime! Bạn có thể sử dụng, chia sẻ các thông tin trên đây miễn là tuân thủ theo các nguyên tắc Bản Quyền của PrimeCoffee. Chúng mình luôn sẵn sàng nhận các phản hồi, bình luận để giúp trang tin tốt hơn và cuối cùng, đừng quên ghé thăm Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

 

/ BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ /
Nguồn gốc của cây cà phê ở Việt Nam

Nguồn gốc của cây cà phê ở Việt Nam

Năm 2020, Việt Nam sản xuất hơn 1,7 triệu kilôgam cà phê, chiếm 16% sản lượng toàn cầu¹. Trong khi câu chuyện về việc Việt Nam trở thành một gã khổng lồ trên thị trường cà phê quốc tế đã

Lịch sử Phin Cà phê Việt Nam - PrimeCoffee

Lịch sử Phin cà phê

Phin cà phê, một biểu tượng của văn hóa cà phê Việt Nam, đã tồn tại và phát triển qua hơn một thế kỷ. Được du nhập vào Việt Nam bởi người Pháp trong thời kỳ thuộc địa, đây không

/ ĐÁNG CHÚ Ý /