Tổng quan về cà phê Tanzania từ Châu Phi - Prime Coffee
Tổng quan về cà phê Tanzania từ Châu Phi
NỘI DUNG CHÍNH

Lịch sử truyền miệng kể về việc cà phê đến Tanzania thông qua Ethiopia vào thế kỷ 16. Do người Haya sản xuất và được gọi là ‘Haya Coffee‘ hoặc ‘amwani‘, đây có lẽ là một giống Robusta và kể từ đó đã trở nên gắn bó chặt chẽ trong văn hóa Tanzania. Những quả cà phê chín sẽ được đun sôi, sau đó hun khói trong vài ngày để nhai thay vì pha thành đồ uống.

Lướt qua một số cảnh quay về sản xuất cà phê tại Tanzania

Hầu hết các loại cà phê Arabica của Tazania (nối tiếng trong số này là hạt cà phê peaberries) xuất phát từ núi Kilimanjaro và núi Meru đều đi qua một quy trình chế biến ướt và lựa chọn công phu, trước khi xuất khẩu với nhãn “Kilimanjaro coffe”.

Lịch sử canh tác cà phê tại Tanzania

Cà phê lần đầu tiên trở thành cây trồng mang lại lợi nhuận cho Tanzania (trước đây là Tanganyika) dưới thời thuộc địa của Đức. Năm 1911, thực dân bắt buộc trồng cây cà phê Arabica trên khắp vùng Bukoba. Phương pháp của họ rất khác với cách người Haya xử lý việc trồng cà phê theo truyền thống, và người Haya miễn cưỡng thay thế cây lương thực của họ bằng cà phê. Tuy nhiên, khu vực này đã bắt đầu sản xuất ngày càng nhiều cà phê hơn.

Các vùng khác của đất nước ít quen thuộc hơn với cà phê, và do đó ít có sức đề kháng hơn đối với việc trồng cà phê. Bộ lạc Chagga, sống quanh núi Kilimanjaro, chuyển hẳn sang sản xuất cà phê khi Đức chấm dứt buôn bán nô lệ.

Sản xuất cà phê tại Tanzania

Sau Thế chiến I, quyền kiểm soát khu vực này rơi vào tay người Anh. Họ đã phát động một chiến dịch trồng hơn mười triệu cây con ở Bukoba nhưng họ cũng rơi vào xung đột với Haya. Kết quả là, sản lượng trong vùng không tăng trưởng mạnh so với vùng Chagga. Tuy nhiên, hợp tác xã đầu tiên được thành lập vào năm 1925, được gọi là Kilimanjaro Native Planters.

Sản xuất cà phê tại Tanzania

Sau khi được trao độc lập vào năm 1961, chính phủ Tanzania đã chuyển sự chú ý sang cà phê, với hy vọng tăng gấp đôi sản lượng vào năm 1970 – một mục tiêu mà họ đã không đạt được. Ngày nay, Tanzania đứng hàng thứ 15 (Kenya ở vị trí 16) trong danh sách các nước xuất cà phê. Các thông tin sau đây được thống kê bởi CafeImports vào năm 2017:

Quy mô sản xuất:

  • Dân số tham gia vào ngành cà phê: Khoảng 450.000 chủ hộ nhỏ.
  • Quy mô trang trại trung bình: Từ 0.5–2 hecta.
  • Sản lượng xuất khẩu hàng năm: 790,000 bao (60 kg).

Hoạt động canh tác cà phê Tanzania:

  • Các khu vực đang canh tác cà phê: Arusha, Kigoma, Kilimanjaro, Mbeya, Ruvuma, Tarime.
  • Giống cà phê phổ biến: Arusha, Bourbon, Blue Mountain, Kents…
  • Phương pháp chế biến: Đa phần được chế biến ướt .
  • Cách phân loại cà phê: Tương đồng với hệ thống phân loại theo cỡ hạt của cà phê Kenya, với AA lớn nhất theo sau là A, B, PB, C, E, F, AF, TT, UG, TEX .
Bản đồ các khu vực canh tác cà phê Tanzania

Trong suốt những năm đầu và giữa những năm 1990, các cải cách đã được thực hiện trong ngành cà phê để cho phép người sản xuất bán cà phê trực tiếp đến người mua, thay vì điều khiển mọi thứ thông qua Ban Tiếp thị Cà phê Nhà nước. Ngành công nghiệp cà phê đã phải trải qua một bước thụt lùi nghiêm trọng vào cuối những năm 1990 khi bệnh héo rũ trên cây cà phê lây lan khắp đất nước và gây ra thiệt hại đáng kể cho cây cà phê ở phía bắc, gần biên giới với Uganda. Ngày nay, sản lượng cà phê của Tanzania là khoảng 70% Arabica và 30% Robusta.

Các vùng canh tác cà phê nổi bật

Tanzania sản xuất một lượng Robusta tương đối nhỏ, sản lượng này tập trung ở phía tây bắc, gần Hồ Victoria. Các vùng trồng trọt khác phát triển cây Arabica, do đáp ứng được độ cao lớn của chúng. Trong đó, khu vực nổi tiếng và lâu đời nhất được biết đến là Kilimanjaro.

Kilimanjaro xuất phát từ tên ngọn núi lửa tại đây, với độ cao lớn (đây là ngọn núi cao nhất ở châu Phi) đất núi lửa, và là khu vực trồng Arabica lâu đời nhất ở Tanzania, vì vậy công bằng mà nói, Kilimanjaro đã có nhiều thời gian để phát triển sự công nhận của mình trên trường quốc tế và xây dựng danh tiếng của mình. Truyền thống sản xuất cà phê lâu đời ở đây đồng nghĩa với việc có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất tốt hơn, mặc dù nhiều cây hiện đã rất già cỗi và cho năng suất tương đối thấp.

Cà phê Tanzania được chế biến ướt

Do quá khứ thuộc địa của đất nước, Tanzania phân loại cà phê theo tiêu chí của Anh. Tức là dựa trên hình dạng, kích cỡ của hạt cà phê (tương tự như ở Kenya). Tanzania AA là loại cao nhất theo sau là PB ( Peaberries ) , AB, C, E, F, AF, TT, UG và TEX.

Hạt cà phê Peaberries của Tanzania

Từ cách phân loại cà phê Kenya chúng ta đã tìm hiểu kỹ về hạt cà phê AA nên phần này mình không nhắc thêm, thay vào đó chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về loại hạt Peaberries (hoặc Peaberry) của Tanzania, một trong số ít các loại loại cà phê hiếm có, đắt đỏ và được đánh giá rất cao.

Khác với quả cà phê thông thường có hai hạt cà phê trên mỗi trái, cà phê peaberry chỉ chứa một hạt đơn trên mỗi trái cà phê (ở Việt Nam những quả như thế được gọi là Culi).

Hạt cà phê peaberry so với cà phê sẻ thông thường

Do chỉ chứa một hạt nên toàn bộ chất dinh dưỡng của trái dành trọn cho hạt tròn trịa ấy ( Gia đình chỉ có một con để nuôi dạy cho tốt) điều này giúp cho hạt tích lũy các đặc tính hương vị nổi trội, mạnh mẽ và hương thơm phong phú so với các hạt bình thường. Cũng vì điều này mà hạt Peaberries không được rang chung với hạt cà phê thông thường, đảm bảo sự đồng đều trong quá trình rang, vì vậy tại Tazania peaberries là những hạt cà phê chất lượng cao này luôn được tách ra để bán riêng.

Nhật bản – Tanzania và thương hiệu “Cà phê Kilimanjaro”

Ban quản lý cà phê Tanzanian (Tanzanian Coffee Board) đã và đang nỗ lực tạo ra một thương hiệu tốt hơn cho cà phê Tanzania. Hầu hết các nhà nhập khẩu từ Tazania đều sử dụng với các thương hiệu của chính họ làm cho nó mất giá trị trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, cà phê Tanzanian đã duy trì được thương hiệu “cà phê Kilimanjaro”.

Nguyên do là vào Năm 1991, Hội đồng Thương mại Bình đẳng Nhật Bản (All Japan Fair Trade Council) đã quyết định rằng tất cả cà phê Tanzania đều có thể giữ lại nhãn “Cà phê Kilimanjaro” bất kể được sản xuất ở đâu tại Tanzania. Hơn nữa, bất kỳ hỗn hợp cà phê nào có chứa 30% trở lên hạt Tanzanian cũng có thể sử dụng nhãn “Cà phê Kilimanjaro”. Bước tiến lớn này trên thị trường Nhật Bản đã làm cho giá trị cà phê Tanzanian tăng lên và ngày nay Nhật Bản là nhà nhập khẩu lớn nhất cà phê từ Tazania.


Nguồn tham khảo:

  • The World Atlas of Coffee: From Beans to Brewing – Coffees Explored, Explained and Enjoyed book by James Hoffmann
  • Origins Coffee – Resource: www.cafeimports.com
/ CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY /
Picture of ng.tg.haivan
ng.tg.haivan

Cà phê mà không có con người chỉ là một cấu trúc mang tính lý thuyết. Con người không có cà phê ở một chừng mực nào đó cũng thiếu đi tính vẹn toàn.
-- Pour Your Heart Into It (1997) --

Picture of ng.tg.haivan
ng.tg.haivan

Cà phê mà không có con người chỉ là một cấu trúc mang tính lý thuyết. Con người không có cà phê ở một chừng mực nào đó cũng thiếu đi tính vẹn toàn.
-- Pour Your Heart Into It (1997) --

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BẠN ĐANG TÌM ĐIỀU GÌ ??

QUẢNG CÁO "NHÀ TRỒNG"

» Ghé thăm Thư Viện Tài Nguyên để xem các nội dung mới từ PrimeCoffee!

VỀ PRIME COFFEE

PrimeCoffee không được vận hành bởi những chuyên gia và cũng không có động cơ thương mại thực sự, đây là một nơi dành cho bất kỳ ai yêu thích cà phê. Chia sẻ kiến thức một cách chuyên nghiệp & minh bạch là ưu tiên hàng đầu của Prime, không có quảng cáo và không gây nên xung đột lợi ích tiềm ẩn cho bất kỳ mắt xích nào trong ngành cà phê. Để đạt được điều này Prime luôn biết ơn sự đóng góp & ủng hộ của các bạn đã giúp Prime hữu ích hơn với cộng đồng – Tất cả sẽ không có ý nghĩa nếu thiếu đi các bạn!

Vì không có gì khác ở đây ngoài nội dung học thuật, nên PrimeCoffee luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác cũng như mong muốn người khác tôn trọng quyền của Prime! Bạn có thể sử dụng, chia sẻ các thông tin trên đây miễn là tuân thủ theo các nguyên tắc Bản Quyền của PrimeCoffee. Chúng mình luôn sẵn sàng nhận các phản hồi, bình luận để giúp trang tin tốt hơn và cuối cùng, đừng quên ghé thăm Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

 

/ BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ /
Nguồn gốc của cây cà phê ở Việt Nam

Nguồn gốc của cây cà phê ở Việt Nam

Năm 2020, Việt Nam sản xuất hơn 1,7 triệu kilôgam cà phê, chiếm 16% sản lượng toàn cầu¹. Trong khi câu chuyện về việc Việt Nam trở thành một gã khổng lồ trên thị trường cà phê quốc tế đã

Lịch sử Phin Cà phê Việt Nam - PrimeCoffee

Lịch sử Phin cà phê

Phin cà phê, một biểu tượng của văn hóa cà phê Việt Nam, đã tồn tại và phát triển qua hơn một thế kỷ. Được du nhập vào Việt Nam bởi người Pháp trong thời kỳ thuộc địa, đây không

/ ĐÁNG CHÚ Ý /