Trong các khu rừng mây ở Kaffa, phía tây nam Ethiopia, Coffea Arabica là những bụi cây nhỏ, khiêm tốn dưới tầng tán rừng nguyên sinh rậm rạp. Truyền thống địa phương cho phép bất kỳ ai cũng có thể thu hoạch cà phê trong rừng. Những cây cà phê trồng sinh trưởng dưới bóng râm dày này có năng suất thấp hơn nhiều so với những cây cà phê được trồng trong điều kiện ánh nắng đầy đủ trên hầu hết các đồn điền lớn của Brazil.
Giữa những lùm cây Arabica hoang dã, cà phê chưa bao giờ chỉ đơn giản là một thức uống, và sau ngần ấy năm, sự huyền bí của nó vẫn không hề biến mất.
Jeff Koehler, Wild Coffee Grows.
Nhiều nhà thực vật học coi miền tây nam Ethiopia là nơi khai sinh ra cà phê Arabica, nhưng cuộc tranh luận về nguồn gốc chính xác của nó vẫn chưa được thống nhất. Ví dụ, ở Nam Sudan, xa hơn một chút so với cao nguyên, arabica hoang dã không chỉ nằm vỏn vẹn trong khu vực gọi là biên giới do con người tạo ra.
Môi trường sống tự nhiên của tất cả các loài Coffea là những khu rừng nhiệt đới Châu Phi. Nhiều dạng C.canephora có thể được tìm thấy trong các khu rừng đất thấp xích đạo từ Guinea đến Uganda, trong khi quần thể C.Arabica tự nhiên chỉ giới hạn ở các khu rừng cao nguyên phía tây nam Ethiopia ở độ cao 1600-2800 m.
Berthaud và Charrier, 1988
Qua nhiều thời đại, đã có rất nhiều truyền thuyết về nguồn gốc và việc khám phá ra cà phê. Trong hầu hết các tài liệu, người ta biết rằng cây cà phê hoang dã (Coffea Arabica) là một loại cây bản địa của Ethiopia, nó được phát hiện vào khoảng 850 năm sau Công nguyên. Lịch sử của cà phê Robusta thì rõ ràng và cận đại hơn, việc trồng trồng trọt diễn ra vào khoảng năm 1870 tại Congo.
Britta Folmer, 2016
Do đó có thể nói, cà phê và Homo Sapiens (loài người) đều bắt đầu hành trình tiến hóa dài ở Châu Phi. Trên thực tế, các khu rừng cao nguyên của Ethiopia và Nam Sudan được coi là cái nôi của cà phê Arabica; đây cũng là nơi mà loài người nguyên thủy bắt đầu hành trình dài để chinh phục thế giới.
- Xem thêm bài đăng mới nhất về nguồn gốc của Arabica
Ethiopia – Nơi đây không chỉ là quê hương của cà phê – nó còn là văn hóa cà phê nguyên thủy
Giống cà phê nguyên thủy, trong những khu rừng cổ thụ trên cao nguyên Boma của Ethiopia và Nam Sudan, hoàn toàn khác so với ở cây cà phê sinh trưởng ở bán đảo Ả Rập và Cảng Mocca, nơi thương mại cà phê toàn cầu lần đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ XVI. Theo ý kiến của nhà phân loại hàng đầu về cà phê (Aaron Davis ở Kew Gardens), đó kết quả của giao thương hai chiều qua Biển Đỏ (Jeff Koehler, 2016). Cà phê từ Ethiopia đến Yemen và theo thời gian, các chủng loài này đã thích nghi với vùng đất cằn cỗi và khô cằn của Yemen. Cuối cùng, những giống này đã trở lại Ethiopia với những cải tiến nhất định.
Ngày nay, phạm vi tự nhiên của cà phê hoang dã chỉ giới hạn ở các vùng núi cao, mát mẻ, chủ yếu ở phía Tây Nam của Ethiopia. Những khu rừng biệt lập cách thủ đô nước này (Addis Ababa) vài trăm dặm là một bức tranh ghép của các thung lũng sâu, rừng cây rậm rạp và các xóm làng của những nông dân tự cung tự cấp. Người dân địa phương kiếm cà phê trong tự nhiên và trồng trong vườn của họ. Họ mua, bán, tích trữ cho đến khi giá tăng, và trong khi chờ đợi, họ uống nhiều cốc mỗi ngày.
Các nhà sử học thường ghi nhận người Ả Rập, người Thổ Nhĩ Kỳ hoặc các nhà truyền giáo Sufi đã phát triển và tinh chỉnh quy trình pha cà phê từ hạt của nó, hoặc thậm chí phát minh ra nó. Tuy nhiên, những người sống quanh những khu rừng nơi cà phê mọc hoang dã chắc chắn mới là những người đầu tiên thưởng thức nó. Họ tận dụng mọi thứ trong rừng, kể cả những trái cây màu đỏ tươi với hai hạt cung cấp năng lượng bên trong (Jeff Koehler, 2016).
Phân loại của C. Arabica – Tại sao nó không được gọi là C. Aethiopica ?
Carl Linnaeus, nhà thực vật học, động vật học, nhà phân loại học và bác sĩ người Thụy Điển người đã chính thức hoá hệ thống đặt tên sinh vật hiện đại đã “vô tình chiếm quyền sở hữu cà phê của Ethiopia”. Điều này bắt nguồn từ việc Carl Linnaeus – Nhà thực vật học người Thụy Điển đã xếp cà phê Arbaca vào danh pháp Coffea (C.), hệ thống phân loại thực vật mới của mình vào năm 1737. Trong tác phẩm cuối cùng của mình Species Plantarum, ông đã thêm từ “Arabica” (từ Ả Rập) vào danh pháp hai phần (Tên chi + Tên loài) của cà phê.
Khoảng một thập kỷ sau, ông xuất bản Potus Coffea, một tập sách mỏng mười tám trang được làm bằng vải với những dòng chữ chạy dọc các mép, nói thêm rằng loài cây này phát triển một cách tự nhiên ở “Arabic felici và Aethiopia”. Nó đã quá muộn. Ông đã đặt tên nó là Coffea Arabica, không phải Coffea Aethiopica, và Ả rập sẽ tiếp tục được công chúng coi là nguồn gốc của cà phê.
Nhà văn kiêm nhà nghiên cứu Jeff Koehler
Ngay cả tác phẩm được biết đến sớm nhất về chủ đề cà phê, một chuyên luận của Abd al-Qadir al-Jaziri có tên là The Best Defense for the Legitimacy of Coffee (Tạm dịch: Sự bảo vệ tốt nhất cho tính hợp pháp của cà phê) được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1558, đã coi nguồn gốc của cà phê là ở Ả Rập. Mãi cho đến khi nhà thám hiểm James Bruce (người Scotland) mạo hiểm đến Kaffa vào năm 1769, người châu Âu mới có bằng chứng về nguồn gốc của cà phê Arabica. Tuy nhiên, thông điệp của Bruce được cho là quá khó tin ở thời điểm đó, và nó đã bị bỏ qua rất lâu về sau.
☰ Canh tác toàn tập
Chuyên đề Canh tác toàn tập cung cấp một cái nhìn tổng quan về những yếu tố bạn có thể và/hoặc không thể kiểm soát, cũng như cách thực hiện những kiểm soát có thể để tạo ra một vụ mùa bền vững và một cốc cà phê ngon.