Uganda là một trong số ít quốc gia trên thế giới có cà phê bản địa, với loài Robusta mọc hoang dã quanh Hồ Victoria. Cà phê là một phần quan trọng của nền kinh tế xuất khẩu của Uganda, và quốc gia này là một trong những nhà sản xuất cà phê lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, vì hầu hết cà phê là Robusta, Uganda đã phải vật lộn để đạt được danh tiếng về chất lượng.
Mặc dù cây Robusta bản địa đã là một phần của văn hóa Uganda trong hàng trăm năm, nhưng ban đầu cà phê không phải là một phần của ngành nông nghiệp của đất nước này. Vào đầu những năm 1900, Arabica đã hiện diện, có thể là từ Malawi và Ethiopia. Vụ mùa này không tốt và phải chống chọi với dịch bệnh. Tuy nhiên, cùng thời gian đó, việc trồng Robusta đã gia tăng và giống kháng bệnh phát triển mạnh.
Lịch sử canh tác cà phê
Năm 1925, cà phê chỉ chiếm một phần trăm xuất khẩu của đất nước, nhưng được coi là một loại cây trồng quan trọng và phù hợp với số lượng nông hộ nhỏ tại Uganda. Năm 1929, Ban Công nghiệp Cà phê được thành lập. Hợp tác xã canh tác đóng vai trò như một chất xúc tác cho sự tăng trưởng của ngành và vào những năm 1940, cà phê đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của Uganda.
Cà phê vẫn là một ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ qua chế độ của Idi Amin (chế độ độc tài, đàn áp nhân quyền, thất bại về kinh tế) nổi lên trong một thời gian bởi sự gia tăng giá toàn cầu do băng giá ở Brazil vào năm 1975. Trong những năm 1980, nó vẫn là cây thu lợi lớn nhất và sản lượng càng tăng trưởng.
Sự vực dậy của cà phê Uganda
Sự sụp đổ của Hiệp định Cà phê Quốc tế vào năm 1989 đã khiến giá cả giảm mạnh và chính phủ đã phá giá đồng shilling của Uganda trong nỗ lực làm cho việc xuất khẩu cà phê trở nên hấp dẫn hơn trên toàn cầu. Năm 1990, sản lượng cà phê Uganda giảm 20%, không chỉ vì giá cả mà còn do hạn hán và sự chuyển hướng từ cà phê sang các cây trồng tự cung tự cấp khác.
Vào đầu những năm 1990, ngành công nghiệp ngày càng được tự do hóa, với việc chính phủ chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong việc tiếp thị và phát triển. Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda đã tiếp tục nới lỏng các quy tắc, cho phép truy xuất nguồn gốc tốt hơn và dễ dàng tiếp cận cà phê Uganda hơn. Các nhóm sản xuất đang tăng cường xây dựng thương hiệu và danh tiếng của riêng họ.
Robusta vẫn là mặt hàng xuất khẩu cà phê chính, và Uganda đang xây dựng danh tiếng về Robusta chất lượng tốt. Sản lượng Arabica vẫn còn tương đối nhỏ (chủ yếu là các giống Kent, Typica, SL-14, SL28), nhưng chất lượng ngày càng tăng. Trong những năm tới, cà phê Uganda có thể sẽ đóng một vai trò ngày càng lớn hơn trong thế giới đặc sản.
Các loại cà phê ngon nhất từ Uganda thường đến từ các nhóm sản xuất hoặc hợp tác xã. Có hai thuật ngữ dành riêng cho cà phê Uganda: Wugar (Arabica Uganda chế biến ướt) và Drugar (Arabica Uganda chế biến khô). Đất nước này sản xuất cà phê gần như quanh năm, với hầu hết các khu vực có vụ chính và vụ thứ hai, nhỏ hơn được gọi là ‘vụ ruồi’.
Sản xuất cà phê tại Uganda
Ngày nay, Uganda đứng thứ tám trên toàn thế giới về sản lượng cà phê, ngang bằng với Peru, và thứ hai ở châu Phi sau Ethiopia. Uganda thường sản xuất 3-4 triệu bao 60 kg cà phê mỗi năm, chỉ chiếm 2-3% sản lượng toàn cầu và kém xa những người khổng lồ như Brazil (55 triệu bao) hay Việt Nam (25 triệu).
Phần lớn những gì nông dân Uganda trồng là Robusta, một giống chất lượng tương đối thấp thường được sử dụng để sản xuất cà phê hòa tan – hãy nghĩ đến Folgers, chứ không phải là loại cà phê đặc sản của bạn – theo National Geographic
Tuy nhiên, trong thế kỷ qua, cà phê ở đây đã trở thành ngành công nghiệp quan trọng và có giá trị nhất của Uganda, trị giá hơn 400 triệu USD. Nó chiếm ít nhất 20% doanh thu xuất khẩu của đất nước, và theo Liên đoàn Cà phê Uganda, 1/5 người dân Uganda – gần 8 triệu người, kiếm được phần lớn hoặc toàn bộ thu nhập từ cà phê.
Sản lượng nhỏ – Thách thức lớn lớn
Hầu hết cà phê tại Uganda đến từ các nông trại nhỏ – những nông trại vừa bằng một sân bóng đá -và với dân số nông thôn đang gia tăng nhanh chóng, đất đai càng bị chia thành những phần nhỏ hơn bao giờ hết. Luật về quyền đất đai yếu kém khiến các hộ nông dân nhỏ bị các nước láng giềng giàu có hoặc các nhà đầu tư nước ngoài chiếm dụng. Tại đây, phụ nữ thường bị gạt sang một bên vì đất đai và tài chính hộ gia đình theo truyền thống do nam giới kiểm soát.
Nông dân Uganda thường không được tiếp cận với các thiết bị cơ bản như phân bón, tưới tiêu và hạt giống chất lượng cao; các dịch vụ như cho vay ngân hàng, đào tạo nông nghiệp và dữ liệu thị trường; và cơ sở hạ tầng như đường trải nhựa và các cơ sở chế biến dều thiếu thốn.
Nhưng tất cả vấn đề không dừng lại ở đó, Ngành cà phê Uganda đặc biệt dễ bị tổn thương hơn nữa – dưới áp lực của biến đổi khí hậu. Vì cà phê là nền tảng kinh tế của đất nước. Giờ đây, các nhà khoa học, quan chức chính phủ, nông dân và doanh nhân, trên khắp đất nước đang quay cuồng để cứu ngành cà phê nước này khỏi biến đổi khí hậu.
Trong khi nông dân ở Uganda gặp bất lợi khi phải cạnh tranh trong thị trường toàn cầu ngày càng được cơ giới hóa với tiêu chuẩn chất lượng không khoan nhượng – Thì dường như, họ đang tham gia cuộc chiến chống biến đổi khí hậu với một tay bị trói sau lưng – theo National Geographic
Nguồn tham khảo:
- The World Atlas of Coffee: From Beans to Brewing – Coffees Explored, Explained and Enjoyed book by James Hoffmann
- www.nationalgeographic.com/ A Drying Climate Threatens Africa’s Coffee, But Hope Remains