Cà phê Robusta - Nguồn gốc & Đặc điểm sinh vật học - Prime Coffee
Cà phê Robusta - Nguồn gốc & Đặc điểm sinh vật học - PrimeCoffee
NỘI DUNG CHÍNH

Robusta hay còn gọi là cà phê vối thuộc giống Coffea canephora, cùng với C.Arabica đây là một trong hai loại cà phê được trồng thương mại chủ yếu trên thế giới. Robusta còn là giống chủ lực của ngành cà phê Việt Nam, góp phần giữ vị trí thứ 2 về sản lượng cà phê. Tuy nhiên, cũng cần biết rằng Robusta chỉ chiếm dưới 30% tổng cơ cấu sản xuất cà phê toàn cầu, phần còn lại thuộc về giống Arabica và các giống con của nó.

Cà phê vối

Coffea canephora / Robusta / Conilon

RobustaConilon là những giống cà phê chị em có đặc điểm giống nhau và được chung dưới tên khoa học Coffea canephora

Mối liên hệ giữa Coffea Canephora và Robusta

Nguồn gốc giống loài

Coffea Canephora – Cà phê Robusta được phát hiện lần đầu tiên ở Congo – Bỉ (thuộc châu Phi) vào những năm 1800. Coffea canephora còn là một loại cây bản địa của các khu rừng nhiệt đới xung quanh Hồ Victoria ở Uganda. Cà phê Robusta được đưa vào Đông Nam Á vào những năm 1900, sau khi bệnh gỉ sắt (Coffee Leaf Rust) đã quét sạch toàn bộ giống Arabica ở Sri Lanka năm 1869 (hay 1867 theo Wiki), đồng thời tấn công hầu hết các đồn điền ở Java – Indonesia năm 1876.

Hiện tại Robusta chiếm từ 30% đến 40% tổng sản lượng cà phê thế giới, phổ biến ở Tây và Trung Phi, Đông Nam Á, Trung – Nam Mỹ chủ yếu là Brazil (nơi nó được gọi là Conillon).

Việc phổ biến cây cà phê Robusta bắt đầu gần sông Lomani, một nhánh của sông Congo ở Trung Phi. Thông qua một vườn ươm ở Brussels, cà phê Robusta từ Congo (Cộng hòa Dân chủ Congo) đã được chuyển đến Java. Từ đây, nó đã được nhân giống thành công để thiết lập các đồn điền ở các quốc gia khác như Ấn Độ, Uganda và Bờ Biển Ngà

The Craft and Science of Coffee
Bản đồ phân bố của cà phê Arabica và Robusta [r] khu vực trồng Robusta, [a] khu vực trồng Arabica, [m] canh tác cả hai loại | Ảnh Wikimedia

Khu vực trung tâm châu Phi vốn được xem là nguồn gốc của hai loài cà phê thương mại chính bao gồm Coffea arabica (tức Arabica) và Coffea canephora (tức là Robusta). Mặc dù Robusta từ lâu đã được coi là anh/em cùng họ (Thiến thảo) xấu xí của Arabica, nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng trên thực tế không phải vậy. Hóa ra Robusta thực sự là cha/mẹ của giống Arabica. Bằng cách phân tích trình tự gen của của các loài thuộc giống cà phê, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, ở miền nam Sudan, Coffea canephora đã lai với một loài khác có tên Coffea euginoides sinh ra giống Coffea arabica – tức cà phê Arabica 

Phân bố và đặc điểm thực vật học

Hoạt động canh tác Robusta đã được bắt đầu vào đầu thế kỷ 19 – như đã nêu trên – vì những thiệt hại đáng kể do CLR gây ra đối với các đồn điền C. rabica ở châu Á. Theo các tài liệu đáng tin cây (Charrier and Eskes, 1997), cà phê Robusta đã được mang đến Java, Indonesia vào năm 1901 Cộng hòa Dân chủ Congo (Cộng hòa Congo). Những cây Robusta này đã nhanh chóng có mặt tại Châu Phi và được những người nông dân châu Phi đầu tiên chấp nhận nhờ sức sống, năng suất và khả năng chống lại CLR. Đồng thời, một số loài haong dã khác của Robusta như Kouillou, Maclaudi & Game, Niaouli hoặc Coffea ugandae cũng được triển khai ở các quốc gia khác nhau như Bờ biển Ngà, Guinea, Togo hoặc Uganda, tương ứng.

Năm 1908, người Pháp đã đưa Robusta cùng với một giống khác là Excelsa vào Tây Nguyên (sucafina)

Từ sau những năm 1960, các dòng nhân giống vô tính mới của Robusta đã được phát triển ở Uganda, Congo, và sau đó ở Bờ Biển Ngà. Tuy nhiên, không có nhiều thay đổi về đặc tính so với các cây ban đầu. Ngày nay, chỉ có một số quốc gia tiếp tục với chương trình tuyển chọn cho thương mại, với một số cải thiện. Điển hình là ở Bờ Biển Ngà – Nơi năng suất được tăng từ 30% đến 110% và kích cỡ hạt tăng 50%. Một số giống mới cũng được phát triển ở Brazil nơi nó được gọi là Conillon.

Đặc điểm thực vật học

Ngay cả khi một số cây cà phê được tìm thấy ở nơi cách mực nước biển lên đến 2300m, thì hầu hết các loài (67%) đều thích nghi với phạm vi giới hạn độ cao dưới 1000m. Và Robusta là điển hình trong nhóm “dễ thích nghi” đó, nên chúng được trồng ở các khu vực thấp hơn Arabica (chỉ trong tầm 0 – 800m). Bù lại Robussta yêu cầu lượng mưa khá lớn (từ 1200 – 2500mm) do đó, hầu hết các loài có phân bố rộng ở lục địa châu Phi (tức là C. canephora, C. eugenioides) thường được tìm thấy trong môi trường ẩm ướt.

Không có tiêu đề
Cây cà phê robusta tại Pleku, Gia Lai, Việt Nam

Cà phê Robusta có một số ưu điểm nổi trội so với cây cà phê Arabica như khả năng chống bệnh gỉ sắt (Coffee Leaf Rust), sâu đục thân, các bệnh tuyến trùng,.. và cho năng suất cao hơn cà phê Arabica nhiều. Vì những lý do này, chi phí trồng Robusta tương đối thấp so với giống Arabica. Mặt khác, không có khả năng chịu đựng các điều kiện hạn hán kéo dài, chịu lạnh kém (nhiệt độ tối thích trong khoảng (18 – 36oC), sản lượng không ổn định so với Arabica, đây là một số thuộc tính tiêu cực của cà phê Robusta.

Đặc tính hương vị cà phê Robusta

Hương vị của cà phê Robusta luôn được đánh giá là kém cạnh hơn so với Arabica từ trước đến nay. Chất vị nhìn chung đậm, chát và đắng hơn nhiều so với Arabica. Kể từ khi cà phê Arabica được cho là có chất vị mượt mà với tính axit (Acidity) cao hơn và một hương vị phong phú hơn, chúng thường được coi là cao cấp. Thêm vào đó các khu vực trồng và chế biến cà phê Robusta hầu hết tập trung chế biến khô (thay vì chế biến ướt như các giống Arabica), dẫn đến hương vị càng chát đắng hơn, có mùi từ ngũ cốc đến gỗ, đất sau khi rang.

Trong tự nhiên, Chlorogenic Acid (CGA)Cafeine có vai trò giúp cây cà phê chống lại côn trùng. Vì vậy chúng “Robus” (nghĩa là khỏe mạnh) hơn so với Arabica.

Một lưu ý về “độ đắng” của Robusta

Cần hiểu rằng, mặc dù được gọi là “Axit”, nhưng Chlorogenic Acid (CGA) không đặc trưng bởi “vị chua” mà là “vị đắng”. Trong quá trình rang, CGA sẽ phân hủy để tạo thành axit caffeicaxit quinic (khoảng 50% số CGA gốc bị phá hủy trong một hạt rang vừa). Cùng với caffeine – những chất này gây nên vị đắng khắc nghiệt thường thấy ở Robusta. Đó là lý do vì sau chúng ta nói Robusta có gấp đôi lượng axit – nhưng thực sự nó không hề chua, mà đắng hơn Arabica (theo coffeechemistry).

Cho đến nay, cà phê Robusta có nồng độ Axit Chlorogenic (CGA) cao nhất so với bất kỳ loài thực vật nào mà chúng ta từng biết đến, với 7- 10% trong mỗi hạt – theo coffeechemistry

Tuy nhiên bù lại thiệt thòi về chất vị, cà phê Robusta có hàm lượng Caffein trung bình cao gấp đôi so với Arabica (2% -2.5% so với 1.1% -1.5%). Vì vậy sự kết hợp cà phê Arabica cùng Robusta cho tổng hòa chất lượng tương đối cao hơn cà phê Arabica, chính vì điều này các loại cà phê Ý (Espresso) luôn có 10 -15% cà phê Robusta để tăng cường hương vị và tạo lớp Crema hấp dẫn hơn.

Và từ thực tiễn sản xuất cho thấy, cà phê Robusta khi được chế biến ướt có thể cho phẩm chất cao hơn các giống Arabica thông thường (vì Arabica có rất nhiều chủng loại và không phải loại nào cũng tốt). Nên sự so sánh Arabica và Robusta đôi khi không hoàn toàn chính xác.


Nguồn tham khảo

  • www.coffeechemistry.com/ Differences between Arabica and Robusta Coffee
  • www.thecoffeeguide.org/ Robusta – the species
  • www.espressocoffeeguide.com/ Robusta Coffee Bean
/ CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY /
Picture of ng.tg.haivan
ng.tg.haivan

Cà phê mà không có con người chỉ là một cấu trúc mang tính lý thuyết. Con người không có cà phê ở một chừng mực nào đó cũng thiếu đi tính vẹn toàn.
-- Pour Your Heart Into It (1997) --

Picture of ng.tg.haivan
ng.tg.haivan

Cà phê mà không có con người chỉ là một cấu trúc mang tính lý thuyết. Con người không có cà phê ở một chừng mực nào đó cũng thiếu đi tính vẹn toàn.
-- Pour Your Heart Into It (1997) --

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BẠN ĐANG TÌM ĐIỀU GÌ ??

QUẢNG CÁO "NHÀ TRỒNG"

» Ghé thăm Thư Viện Tài Nguyên để xem các nội dung mới từ PrimeCoffee!

VỀ PRIME COFFEE

PrimeCoffee không được vận hành bởi những chuyên gia và cũng không có động cơ thương mại thực sự, đây là một nơi dành cho bất kỳ ai yêu thích cà phê. Chia sẻ kiến thức một cách chuyên nghiệp & minh bạch là ưu tiên hàng đầu của Prime, không có quảng cáo và không gây nên xung đột lợi ích tiềm ẩn cho bất kỳ mắt xích nào trong ngành cà phê. Để đạt được điều này Prime luôn biết ơn sự đóng góp & ủng hộ của các bạn đã giúp Prime hữu ích hơn với cộng đồng – Tất cả sẽ không có ý nghĩa nếu thiếu đi các bạn!

Vì không có gì khác ở đây ngoài nội dung học thuật, nên PrimeCoffee luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác cũng như mong muốn người khác tôn trọng quyền của Prime! Bạn có thể sử dụng, chia sẻ các thông tin trên đây miễn là tuân thủ theo các nguyên tắc Bản Quyền của PrimeCoffee. Chúng mình luôn sẵn sàng nhận các phản hồi, bình luận để giúp trang tin tốt hơn và cuối cùng, đừng quên ghé thăm Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

 

/ BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ /
Nguồn gốc của cây cà phê ở Việt Nam

Nguồn gốc của cây cà phê ở Việt Nam

Năm 2020, Việt Nam sản xuất hơn 1,7 triệu kilôgam cà phê, chiếm 16% sản lượng toàn cầu¹. Trong khi câu chuyện về việc Việt Nam trở thành một gã khổng lồ trên thị trường cà phê quốc tế đã

Lịch sử Phin Cà phê Việt Nam - PrimeCoffee

Lịch sử Phin cà phê

Phin cà phê, một biểu tượng của văn hóa cà phê Việt Nam, đã tồn tại và phát triển qua hơn một thế kỷ. Được du nhập vào Việt Nam bởi người Pháp trong thời kỳ thuộc địa, đây không

/ ĐÁNG CHÚ Ý /