Cà phê thương mại trực tiếp (Direct Trade coffee) là hình thức thu mua cà phê từ nguồn gốc (nông trại) được thực hiện bởi các nhà rang xay cà phê, mà không thông qua một công ty trung gian, hay nhà xuất/nhập khẩu nào. Khái niệm cà phê thương mại trực tiếp đang từng bước thay thế cho cà phê thương mại bình đẳng trong chuyển biến mạnh mẽ của làn sóng cà phê thứ ba.
Bạn đang xem loạt bài viết khám phá một số chứng nhận hiện có dành cho cà phê đặc sản, bao gồm cả việc xem xét sứ mệnh, phạm vi tiêu chuẩn, các tiêu chí về tính phí – chi trả và các yêu cầu quan trọng khác mà bạn cần biết. Bạn có thể đọc các bài viết trước về chứng nhận Organic, Rainforest Alliance/UTZ, Non-GMO hay Direct Trade.
Sơ lược về Direct trade
Trước khi chúng ta bắt đầu khám phá về thương mại trực tiếp, đây là danh sách các khía cạnh thường thấy nhất của chương trình Direct Trade.
- Không có chứng nhận Direct Trade đơn lẻ, toàn cầu, do bên thứ ba xác minh và không có cơ quan quản lý nào thiết lập, giám sát hoặc thực thi các tiêu chuẩn của Direct Trade.
- Thương mại trực tiêm – Direct Trade là một phương pháp tìm nguồn cung ứng được thiết kế để tăng tính minh bạch trong chuỗi cung ứng, đặc biệt liên quan đến cơ chế trả giá cho nông dân (được gọi là giá tại trang trại).
- Thường có một kỳ vọng của sự cam kết lâu dài trong Direct Trade nói chung – mối quan hệ, mặc dù có hoặc không ký hợp đồng dài hạn.
- Trong một thế giới lý tưởng, Direct Trade là càng trở nên phổ biến hơn về chia sẻ rủi ro vì nó bao gồm tính minh bạch giá cả và truy xuất nguồn gốc.
Nguồn gốc của thương mại trực tiếp
Nửa sau thế kỷ 21 đã chứng kiến sự xuất hiện của Direct Trade là khái niệm tìm nguồn cung ứng cà phê được thiết kế để trở thành một bước tiến của các chương trình chứng nhận đã tồn tại trong ngành cà phê vào thời điểm đó, cụ thể là Fair Trade/Fairtrade. Lợi ích của những chứng nhận đó dường như hiển nhiên; chứng nhận Organics – bảo vệ môi trường, Fair Trade cung cấp khả năng bảo vệ tài chính – Nhưng hầu hết các chứng nhận này thiếu một thành phần đặc biệt quan trọng đối với các công ty cà phê đặc sản: Chất lượng cà phê.
The Big Three – Ba công ty rang xay được cho là đã thúc đẩy mô hình thương mại trực tiếp là Intelligentsia Coffee and Tea ở Chicago, Counter Culture Coffee ở Durham, NC; và Stumptown Coffee ở Portland, Ore. Ba nhà rang xay này hoạt động theo định hướng chất lượng cũng như tập trung vào tính bền vững và họ tìm cách nắm bắt các thành phần xã hội và sinh thái của các chứng nhận hiện có bằng một ‘thứ gì đó’ sẽ khuyến khích và thưởng cho chất lượng vượt trội. Thử tưởng tượng, rằng nếu một nhà sản xuất có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ việc bán cà phê có hương vị ngon hơn, thì họ có thể đầu tư lại vào trang trại và thực hành của họ để tiếp tục cải thiện. Nếu người mua tiếp tục mua từ nhà sản xuất đó, thì sẽ có một khoản đầu tư lẫn nhau mà về tổng thể sẽ có lợi.
Mặc dù mỗi công ty đều có tầm nhìn và “cá tính” riêng trong lĩnh vực cà phê đặc sản, ba công ty này đã chia sẻ một số khía cạnh chính trong triết lý tìm nguồn cung ứng của họ:
- Các nông hộ nên được khen thưởng vì trồng cà phê chất lượng cao.
- Nông dân cần được tiếp cận thông tin minh bạch về giá cà phê của họ.
- Người mua cà phê nên có khả năng thương lượng giá trực tiếp với nông dân.
- Mua dài hạn dựa trên mối quan hệ bền vững hơn và khuyến khích chất lượng cao hơn.
Counter Culture Coffee (CCC), đã thành lập chứng nhận thương mại trực tiếp nội bộ vào năm 2008, trở thành công ty đầu tiên trong số ba công ty tạo ra các tiêu chuẩn có thể xác minh của bên thứ ba cho các hành động thị trường của riêng mình. CCC đã phát hành Direct Trade Transparency Report (báo cáo minh bạch thương mại trực tiếp) đầu tiên vào năm 2009 và nó cung cấp một cái nhìn tốt hơn về cách tiếp cận của họ vào thời điểm đó.
Để xem các điểm nổi bật của chương trình Direct Trade của Intelligentsia, bao gồm phân tích về cấu trúc định giá, bạn có thể truy cập trang web của họ. Trong khi đó, trang web của Stumptown Coffee nói rằng “thương mại trực tiếp là cách chúng tôi nói rằng – chúng tôi sẽ làm việc lâu dài”, giải thích rằng họ bảo lưu thời hạn cho các loại cà phê mà họ có thu mua trong ít nhất ba năm liên tiếp và rằng họ cũng trả giá cao hơn, minh bạch, dựa trên chất lượng hương vị.
Đã có rất nhiều thay đổi trong gần 20 năm từ thời điểm ba công ty này phổ biến thương mại trực tiếp đến nay, nhưng một điều cơ bản không thay đổi – và điều này làm cho thương mại trực tiếp khác với các chứng chỉ khác trong loạt bài của chúng ta – là nó vẫn chưa được tiêu chuẩn hóa trên toàn cầu. Với vô số biến thể của chứng nhận Direct Trade, bạn có thể thấy nó dưới dạng nhãn dán này hay nhãn dán khác, logo này hoặc logo khác và với tên gọi này hoặc tên gọi khác.
Những gì bạn cần biết về Direct Trade
Một trong những kỳ vọng lớn nhất của thương mại trực tiếp là nó trực tiếp loại bỏ “mắc xích trung gian” trong chuỗi cung ứng. Tuyên bố này đồng nghĩ rằng, cà phê bằng cách nào đó – một cách kỳ diệu, là kết quả của một giao dịch thương mại đơn giản hóa loại bỏ nhu cầu trung gian giữa người nông dân và nhà rang xay – Điều này không thực sự đúng đắn. Cà phê luôn cần xuất khẩu và luôn cần nhập khẩu. Đây là những loại hình trung gian cần thiết cho dù ai mua cà phê, từ đâu, hoặc bằng cách nào. Trên thực tế, nhiều loại cà phê thương mại trực tiếp đầu tiên của The Big Three có nguồn gốc từ cà phê nhập khẩu.
Ngoài ra, trong khi các nhà rang xay lớn có khả năng tự nhập khẩu, thì hầu như không có nhà sản xuất nào có thể xuất khẩu – Chuỗi cũng ứng kỳ vọng, Nông dân – Nhà rang xay, là không thực tế về mặt thương mai.
Kỳ vọng về chuỗi cung ứng
Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ “người trung gian” theo cách này ngụ ý một trong những mục đích chính của thương mại trực tiếp, đó là loại bỏ bất kỳ trở ngại nào ngăn cản người rang xay và người nông dân tiếp xúc chặt chẽ hơn. Thông thường, điều đó có nghĩa là đàm phán giá cả của cà phê với nông dân và sắp xếp việc mua và vận chuyển cà phê thông qua một nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Điều này trái ngược với hành vi mua hàng truyền thống; Nhà nhập khẩu chào hàng sản phẩm của họ và mua cà phê ở đó chỉ dựa trên chất lượng, giá niêm yết hoặc khối lượng.
Trước đây, có rất nhiều hoài nghi xung quanh các nhà xuất khẩu và nhập khẩu trong ngành – và trong nhiều trường hợp, Thực sự nó là nhưu vậy, do sự thiếu minh bạch về cấu trúc giá cả, sự gắn bó lâu dài với thị trường hàng hóa (C-market) để thiết lập giá và các chiến lược giao dịch khác không được thiết kế để đặt người nông dân lên hàng đầu – cafeimports
Một trong những điều kiện tiên quyết khác mà nhiều công ty đưa ra cho chương trình thương mại trực tiếp của họ là chất lượng đặc biệt. Về mặt lịch sử, vì mô hình dựa trên việc khuyến khích cải tiến chất lượng ở cấp trang trại, nên có một kỳ vọng được xây dựng sẵn rằng sản phẩm cà phê thu được sẽ xuất sắc. Trong một thế giới hoàn hảo, điều này luôn đúng, nhưng thế giới chúng ta đang sống không hoàn hảo, điều này đưa chúng ta đến một trong những yếu tố quan trọng nhất của mối quan hệ Direct Trade: Chia sẻ rủi ro.
Quan hệ bền vững trước những rủi ro
Sự tôn trọng mối quan hệ lâu dài, cơ cấu giá dựa trên chất lượng và kỳ vọng chất lượng được cải thiện năm này qua năm khác tạo ra một vài tình huống khó khăn cho một số quan hệ đối tác – nông dân & nhà rang xay, Vấn đề ở chổ, bản chất của nông nghiệp vốn nằm ngoài tầm kiểm soát của nông dân, mùa màng không được như mong đợi. Nó có thể chịu ảnh hưởng gây ra bởi thời tiết, một năm đi xuống trong chu kỳ sản xuất, sự chậm trễ của chu kỳ ra hoa cà phê hoặc trong quá trình vận chuyển, chất lượng giảm sau khi cải tạo trang trại,.. Tất cả lại càng gia tăng khó khăn cho người sản xuất. Thực tế của vấn đề là không có gì trong cà phê là hoàn toàn đảm bảo, bất kể mức độ đầu tư vào đó.
Vậy, điều gì sẽ xảy ra đối với quan hệ thương mại trực tiếp nếu vụ mùa một năm không đạt tiêu chuẩn? Liệu nhà rang xay có từ chối nó và làm tổn hại đến cả mối quan hệ và uy tín của chương trình thương mại trực tiếp của họ không? Hay họ mua nó và có nguy cơ từ chối khách hàng với sự suy giảm đáng kể về chất lượng?
Đây là những rủi ro mà các nhà rang xay và nông dân chia sẻ thông qua Direct Trade và việc chia sẻ rủi ro này là một phần cực kỳ quan trọng của mô hình thu mua: Suy cho cùng, nông dân cần có những người mua đáng tin cậy cho cà phê của họ và thương mại trực tiếp có thể giúp họ tìm thấy sự an toàn trong mối quan hệ đối tác lâu dài giúp loại bỏ nhu cầu tìm người mua mới hàng năm. Tuy nhiên, để các mối quan hệ đối tác đó hoạt động, cũng cần phải có sự hiểu biết về những gì một nhà rang xay có thể và không thể chấp nhận về chất lượng và giá cả, đồng thời các điều khoản đó cần được trao đổi rõ ràng và tuân thủ bởi cả hai bên.
Điều này vô tình đưa chúng ta đến việc thực thi các tiêu chuẩn thương mại trực tiếp có phần tùy tiện. Nếu không có chứng nhận của bên thứ ba đáng tin cậy, người tiêu dùng với giới hạn về khả năng đánh giá sự thành công hoặc tính nhất quán trong quan hệ thương mại trực tiếp của một nhà rang xay nhất định nên sẽ không có các yêu cầu tiêu chuẩn đằng sau nhãn “Direct Trade”. Do đó nó sẽ dẫn đến việc hai công ty rang xay thu mua cà phê trực tiếp của cùng một nhà sản xuất có thể có chất lượng, hành vi mua và kết quả hoàn toàn khác nhau.
Chứng nhận – không mất phí
Đối với một số nhà rang xay, việc thiếu một bộ quy định và yêu cầu được tiêu chuẩn hóa có nghĩa là có thể điều chỉnh một chương trình tìm nguồn cung ứng để đáp ứng nhu cầu và tầm nhìn của chính họ, điều này thực ra là một công cụ rất mạnh mẽ. Nói cách khác, có nghĩa là có ít chi phí hơn liên quan đến việc “được chứng nhận”. Mặt khác, nó cũng tạo ra khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, người dùng có thể không nhận ra rằng vốn không hề có một bộ hướng dẫn, mức giá sàn tối thiểu hoặc biện pháp bảo vệ chung nào được áp dụng cho các loại cà phê mang con dấu “Direct Trade”.
Không tồn tại chứng nhận thương mại trực tiếp chính thức, vì vậy không có biểu mẫu đăng ký để điền, không có thủ tục giấy tờ để nộp để kiểm tra và không có đánh giá lại định kỳ về các hoạt động kinh doanh của bạn để duy trì con dấu này.
Tuy nhiên, các nhà rang xay quan tâm có thể dành thời gian để viết ra các yêu cầu và tiêu chuẩn thương mại trực tiếp của riêng họ, đồng thời thuê một tổ chức bên thứ ba để xem xét tài liệu, viết báo cáo và hỗ trợ duy trì kỳ vọng nội bộ đối với con dấu của độc quyền của công ty họ
Cuối cùng, điều này lại dẫn dắt chúng ta đến câu hỏi. Cà phê thương mại trực tiếp có tốt hơn không?
Cà phê Thương mại trực tiếp có tốt hơn không?
Có nhiều tranh luận về việc liệu cà phê thương mại trực tiếp có mang lại lợi ích cho người sản xuất hay không, và nhiều ý kiến đã đưa ra ở cả hai phía của tranh luận. Mặc dù chúng ta không nhất thiết phải tuyên bố cà phê thương mại trực tiếp tốt hơn hay tệ hơn cà phê có nguồn gốc thông qua các phương pháp thương mại khác, nhưng có một số vấn đề mà bạn có thể quan sát trước khi lựa chọn cà phê cho mình:
- Việc trả giá cao hơn vừa khuyến khích cải tiến chất lượng vừa cho phép các nhà sản xuất tái đầu tư vào trang trại, gia đình họ và cộng đồng của họ – tất cả đều mang lại những lợi ích rộng rãi không chỉ đơn giản là thưởng thức một tách ngon.
- Các mối quan hệ mua bán dài hạn có lợi hơn cho các nông dân sản xuất cà phê hơn là việc bán hàng một lần và tiếp tục tìm người mua mới cho cà phê của mình.
- Cam kết trở thành một đối tác đáng tin cậy có nghĩa là “chấp nhận điều tốt với cả điều xấu, bệnh tật và sức khỏe,” như Andrew Miller, người sáng lập và đối tác của Cafe Imports thường nói.
- Tính minh bạch và giao tiếp là yếu tố then chốt để duy trì mối quan hệ đối tác thực sự theo thời gian và không có gì thay thế cho việc có thể chia sẻ thông tin, cuộc trò chuyện và kết nối trực tiếp giữa những người mà tất cả chúng ta làm việc cùng.
Cuối cùng, một trong những điều may mắn và đáng nguyền rủa của Direct Trade là về mặt kỹ thuật, bất kỳ ai cũng có thể bán cà phê “thương mại trực tiếp”, nhưng nếu bạn cam kết minh bạch và quan tâm đến việc phát triển bộ tiêu chuẩn có thể xác minh, định lượng và liên quan của riêng bạn, mình rất vui nếu được trợ giúp bạn trong bất kỳ khả năng nào mà chúng ta có thể, hướng tới việc theo đuổi ngành cà phê công bằng hơn cho tất cả mọi người.
Nguồn tham khảo:
Chuỗi bài viết về chứng nhận trên cà phê được Cafe Imports – Nhà nhập khẩu và phát triển độc lập cà phê đặc sản nhân xanh. Có trụ sở chính tại Minneapolis, Minnesota
- CAFEIMPORTS | A Series about Certifications, part 5 – Direct Trade Posted on January 28th, 2021