Nguyên lý của việc ngâm ủ cà phê (Prewetting) - Prime Coffee
Vì sao phải ngâm ủ cà phê trước khi pha?
NỘI DUNG CHÍNH

Nếu bạn đã từng tra cứu công thức pha cà phê trên internet, chắc chắn bạn đã gặp phải cụm từ như “blooming” hay “Prewetting”. Một số tài liệu pha cà phê mang tính kỹ thuật hơn gọi nó là “làm ướt” hoặc “ngâm ủ”. Nhưng tất cả đều đề cập đến cùng một điều: làm ướt bã cà phê và đợi một thời gian ngắn trước khi bắt đầu pha phần còn lại. Thông thường, giai đoạn này sẽ mất khoảng 30 giây, mặc dù nó có thể thay đổi tùy theo độ tươi và mức độ rang của cà phê.

Ngâm ủ cà phê Prewetting
Có nhất thiết phải ngâm ủ trước khi pha? Ngâm bao nhiêu nước, ủ trong bao lâu?,..

Vì sao phải ngâm ủ cà phê trước khi pha?

Trước khi bắt đầu phân tích rõ hơn, việc ngâm ủ sẽ giúp chúng ta đạt được hai mục đích. 

1. Làm ướt cà phê. Các hợp chất hòa tan trong cà phê sẽ chiết xuất dễ dàng hơn khi bã cà phê đã bão hòa hoàn toàn. Làm ướt trước giúp cà phê xay có cơ hội hấp thụ nước. 

2. Khử khí cà phê. Cà phê tươi có chứa nhiều khí CO2 (Carbon dioxide) bị giữ lại từ quá trình rang. Lượng CO2 thoát ra này chính là nguyên nhân gây ra hiệu ứng trương nở của cà phê (blooming). Vì vậy, mặc dù carbon dioxide cho chúng ta thấy cà phê vẫn còn tươi nhưng chúng ta vẫn muốn loại bỏ càng nhiều càng tốt. 

Do CO2 thoát ra liên tục trong giai đoạn đầu nên nếu bắt đầu chiết xuất ngay mà không ngâm ủ cà phê trước, nước sẽ không thể tiếp xúc sâu vào cấu trúc hạt để mang đi các nhiều hương vị nhất

Nguyên lý của việc ngâm ủ cà phê (Prewetting)
Khi bột cà phê tiếp xúc với nước nóng, cấu trúc Cellulose trong hạt sẽ trương nở, giải tỏa đáng kể lượng CO2 còn mắc kẹt này. Điều này còn lý giải vì sao khi ngâm ủ cà phê thường “trương nở” lên kéo theo sủi bọt rồi sau đó lắng xuống – quá trình này còn gọi là “blooming” trong kỹ thuật Pour Over.

Khi cà phê được làm ướt, nó cũng đảm bảo sự tiếp xúc tốt hơn giữa từng hạt cà phê và nước, qua đó giúp chiết xuất hương vị cà phê đồng đều hơn, vì nước có khả năng đi qua toàn bộ lớp cà phê xốp, ướt tốt hơn. Nhờ đó, cà phê pha sẽ cân bằng và có hương vị hơn.

Theo Scott Rao – Prewetting (làm ướt trước) cung cấp thêm một vài lợi ích trong chiết xuất Espresso: nó giúp giảm tình trạng xuất hiện các kênh lưu dẫn (hay còn gọi là channeling), qua đó giúp ổn định và gia tăng tỷ lệ chiết xuất. Trong pha chế cà phê Espresso, prewetting (thường được gọi là Preinfusion) giúp giảm thiểu sự duy chuyển của các hạt cà phê cực nhỏ (fine) xuống đáy basket – gây nên tình trạng tắc nghẽn (compact layer).

Làm sao để ngâm ủ đúng cách?

Việc thưởng thức cà phê sẽ đơn giản hơn, khi bạn ít chú tâm vào các tiểu tiết của quá trình ngâm ủ ban đầu. Ngược lại, nếu quá khắt khe với chất lượng hương vị sau khi chiết xuất bạn có thể cần quan tâm hai yếu tố: ngâm bao nhiêu nước? và ủ trong bao lâu?

Thứ nhất theo Scott Rao: Tỷ lệ 3:1, tính theo trọng lượng nước/cafe là tốt nhất. Vì một khối bột cà phê bất kỳ có thể hấp thụ một lượng nước gấp đôi trọng lượng của chúng, do đó tỷ lệ 2: 1 sẽ dẫn đến tình trạng bão hòa hoàn toàn và không thể có nước thoát ra. Vì vậy 3:1 là một tỷ lệ hợp lý để một lượng nước vừa đủ thoát ra khỏi khối cà phê.

Thứ hai, không có một số giây cụ thể cho việc ngâm ủ, thay vào đó bạn cần quan sát trực tiếp xem khi nào ngừng xuất hiện các bong bóng trên lớp cà phê để kết thúc ngâm ủ. Mỗi khi bạn nhìn thấy một bong bóng xuất hiện trong quá trình ngâm ủ, nghĩa là một khu vực khô của cà phê vừa bị ướt và giải phóng khí CO2. Khi không còn một bong bóng nào cũng có nghĩa toàn bộ lớp cà phê đả thấm nước.

IMG_2656
Ngâm ủ không thực sự là một công đoạn, mà chỉ là một bước nhỏ – liên tục trong quá trình pha chế

Prewetting và quá trình chiết xuất (Extraction)

Khi tìm hiểu sâu hơn về việc ngâm ủ cà phê trước mỗi kỹ thuật pha chế, bạn sẽ bắt gặp khái niệm Prewetting, vì vậy khi nói về chiết xuất ta sẽ dùng từ nguyên văn, việc này sẽ giúp các bạn dễ tìm kiếm những bài viết liên quan hơn trong tiếng anh.

Nếu một thợ pha chế bỏ qua prewetting hay kết thúc ủ quá sớm, nước sẽ luôn đi qua những phần cà phê ướt tạo thành các kênh lưu dẫn mà để lại các khu vực bị khô, vón cục (hiện tượng Chanelling) làm cho chiết xuất không ổn định. Chiết xuất của bạn sẽ có hàm lượng chất hòa tan thấp (TDS thấp hơn) do vậy, Một khi quá trình làm ướt không đều xảy ra, rất khó để có thể sửa chữa.

Cau tao hat cafe
Cấu trúc khoang rỗng của hạt cà phê

Quay lai với cấu tạo hạt cà phê, hầu hết chúng ta đều biết Cellulose là thành phần chính cấu trúc nên tế bào hạt cà phê – và chúng không tan trong nước. Sau quá trình rang, các tế bào này bị mất nước, để lại những khoang trống chứa các thành phần hương vị có thể hòa tan, dầu cũng sẽ kẹt lại trong các khoang này. Trải qua quá trình xay, hạt cà phê bị xé vỡ, một số mảnh vụn siêu nhỏ (hạt fine) hầu như có thể hòa tan ngay vì các bề mặt tiếp xúc hoàn toàn trong nước, mặt khác các mảnh vụn lớn với các tế bào nguyên vẹn sẽ chiết xuất chậm hơn nhiều.

Khi pha chế, nước phải len lõi qua thành tế bào Cellulose để tiếp cận và hòa tan chất rắn có trong các khoang rỗng, đồng thời sau đó khuếch tán ngược lại qua khỏi thành tế bào. Quá trình khuếch tán này diễn ra rất chậm và thụ động. Vì vậy tác dụng lớn nhất của việc ngâm ủ cà phê là cung cấp thêm thời gian cho nước thẩm thấu vào trong cấu trúc hạt trước khi bắt đầu quá trình khuếch tán trong giai đoạn chiết xuất.

Ngâm ủ có làm tăng tỷ lệ chiết xuất?

Sẽ không chính xác nếu nói rằng prewetting sẽ làm tăng tỷ lệ chiết xuất (ngay cả Scott Rao cũng không chắc về điều này), nhưng một điều chắc chắn là ngâm ủ sẽ làm tăng thêm thời gian nước tiếp xúc với cà phê, vì vậy đơn giản mà nói ta sẽ có hai quan điểm:

  • Do ngâm ủ lâu hơn, nên cà phê có khả năng tan ra được nhiều hơn – Giúp tăng tỷ lệ chiết xuất (Extraction yield)
  • Tuy có nhiều thành phần hòa tan cao hơn, nhưng còn phụ thuộc vào lượng nước bạn chiết ra (tỷ lệ pha chế) nên không hẳn nồng độ chiết xuất (TDS) sẽ tăng theo.

Xem thêm Những vấn đề cơ bản về chiết xuất cà phê

Khi nào nên và không nên ngâm ủ

Việc ngâm ủ cà phê tỏ ra là một giai đoạn cần thiết với nhiều tác động tích cực, nhưng không hẳn có thể áp dụng trong mọi trường hơp, và đôi khi điều này còn phản tác dụng !

Giả sử chúng ta có hai bình ép kiểu Pháp (French Press) với tỷ lệ pha 17:1 và nước nóng ở 95oC, một bình sẽ được ngâm ủ trong 45 giây với tỷ lệ 2:1, một bình được rót đủ nước mà không cần prewetting. Cả hai sẽ có tổng thời gian pha chế trong 4:30s.

Trải nghiệm cà phê kiểu pháp với bình French press | PrimeCoffee

Với ví dụ trên bạn có thể thấy đối với bình không ngâm ủ, khi rót vào 17 phần nước, tất cả cà phê sẽ hòa tan với khả năng khuếch tán cao nhất, nhiệt độ ổn định nhất. Nhưng khi prewetting ở tỷ lệ 2:1, sẽ không đủ nước xung quanh để cà phê hòa tan toàn bộ: Vì chiết xuất Frenchpress chủ yếu dựa trên quá trình hòa tan (một quá trình tốn thời gian và cần nhiều nước) thay vì bị xói mòn – như đối với Espresso hoặc pour-over. Đồng thời do chỉ có 2 phần nước nên khả năng thất thoát nhiệt sẽ diễn ra nhanh hơn. Bạn phải chờ đến 45 giây sau đó để thêm phần nước còn lại vào, và chấp nhận nhiệt độ lại bị sụt giảm nhanh hơn để chờ toàn bộ cà phê hòa tan. Như vậy trong trường hợp này, ngâm ủ có vẻ là một công đoạn không cần thiết và thậm chí còn kéo theo một sự thất thoát nhiệt đáng kể.

Tóm lại về Prewetting

Như vậy đối với hầu hết các kỹ thuật pha cà phê, việc ngâm ủ có thể mang hiệu quả tích cực, nhất là đối với các trường hợp chiết xuất cùng một loại cà phê, cùng một tỷ lệ với nhiệt độ ổn định, Prewetting giúp dễ dàng đạt được sự đồng nhất trong nhiều lần pha chế khác nhau. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng mỗi kỹ thuật pha chế luôn mang trong mình một chất “nghệ thuật” nên bạn hoàn toàn có thể vượt ra mọi khuôn khổ, tự do biến tấu, tùy thích sử dụng biện pháp ngâm ủ hay không, miễn là đạt được sự hài lòng trong chất lượng cà phê của mình.


Nguồn tham khảo:

  • www.scottrao.com/ – Prewetting: When to Do It, When Not To

/ CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY /
Picture of ng.tg.haivan
ng.tg.haivan

Cà phê mà không có con người chỉ là một cấu trúc mang tính lý thuyết. Con người không có cà phê ở một chừng mực nào đó cũng thiếu đi tính vẹn toàn.
-- Pour Your Heart Into It (1997) --

Picture of ng.tg.haivan
ng.tg.haivan

Cà phê mà không có con người chỉ là một cấu trúc mang tính lý thuyết. Con người không có cà phê ở một chừng mực nào đó cũng thiếu đi tính vẹn toàn.
-- Pour Your Heart Into It (1997) --

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BẠN ĐANG TÌM ĐIỀU GÌ ??

QUẢNG CÁO "NHÀ TRỒNG"

» Ghé thăm Thư Viện Tài Nguyên để xem các nội dung mới từ PrimeCoffee!

VỀ PRIME COFFEE

PrimeCoffee không được vận hành bởi những chuyên gia và cũng không có động cơ thương mại thực sự, đây là một nơi dành cho bất kỳ ai yêu thích cà phê. Chia sẻ kiến thức một cách chuyên nghiệp & minh bạch là ưu tiên hàng đầu của Prime, không có quảng cáo và không gây nên xung đột lợi ích tiềm ẩn cho bất kỳ mắt xích nào trong ngành cà phê. Để đạt được điều này Prime luôn biết ơn sự đóng góp & ủng hộ của các bạn đã giúp Prime hữu ích hơn với cộng đồng – Tất cả sẽ không có ý nghĩa nếu thiếu đi các bạn!

Vì không có gì khác ở đây ngoài nội dung học thuật, nên PrimeCoffee luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác cũng như mong muốn người khác tôn trọng quyền của Prime! Bạn có thể sử dụng, chia sẻ các thông tin trên đây miễn là tuân thủ theo các nguyên tắc Bản Quyền của PrimeCoffee. Chúng mình luôn sẵn sàng nhận các phản hồi, bình luận để giúp trang tin tốt hơn và cuối cùng, đừng quên ghé thăm Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

 

/ BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ /
Nguồn gốc của cây cà phê ở Việt Nam

Nguồn gốc của cây cà phê ở Việt Nam

Năm 2020, Việt Nam sản xuất hơn 1,7 triệu kilôgam cà phê, chiếm 16% sản lượng toàn cầu¹. Trong khi câu chuyện về việc Việt Nam trở thành một gã khổng lồ trên thị trường cà phê quốc tế đã

Lịch sử Phin Cà phê Việt Nam - PrimeCoffee

Lịch sử Phin cà phê

Phin cà phê, một biểu tượng của văn hóa cà phê Việt Nam, đã tồn tại và phát triển qua hơn một thế kỷ. Được du nhập vào Việt Nam bởi người Pháp trong thời kỳ thuộc địa, đây không

/ ĐÁNG CHÚ Ý /