Sản xuất cà phê tại Guatemala - Prime Coffee
Sản xuất cà phê tại Guatemala
NỘI DUNG CHÍNH

Cây cà phê từng là vết chàm trong lịch của người Maya ở Guatemala, họ đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng triền miên trong nhiều thế kỷ, kể từ khi người Tây Ban Nha xâm lược và phá vỡ lối sống bản địa tại đây. Trong suốt thời kỳ thuộc địa cho đến khi Trung Mỹ giành độc lập vào năm 1823 nhiều luật lệ khác nhau đã chuyển các vùng đất truyền thống của người Maya đã trở thành những điền trang lớn mà người dân bản địa buộc phải làm nô lệ cho cây cà phê tại đó – hoặc lựa chọn rời đi.

Video này được quay bởi các nhà nhập khẩu cà phê PrimaVera Coffee Importers ghi lại trong mùa thu hoạch năm 2018, ở Guatemala

Nhiều tài liệu cho rằng cà phê lần đầu tiên được giới thiệu đến Guatemala bởi các tu sĩ Dòng Tên vào khoảng năm 1750, số khác là vào năm 1747. Cũng như ở El Salvador, cà phê chỉ trở thành một cây trồng quan trọng ở Guatemala sau năm 1856, khi thê giới phát minh ra thuốc nhuộm hóa học làm giảm nhu cầu đối với cây chàm, lúc bấy giờ là cây trồng chính. Cà phê xuất hiện như một loại cây trồng xuất khẩu thay thế, được chính phủ hỗ trợ thông qua thương mại và ưu đãi thuế.

Đến năm 1859, hơn nửa triệu cây cà phê đã được trồng xung quanh Antigua, Coban, Fraijanes và San Marcos và gần 400 bao (45kg) đã được xuất khẩu sang châu Âu. Vào cuối những năm 1800, Guatemala đã xuất khẩu gần 150 nghìn tấn cà phê mỗi năm. Cho đến năm 2011, Guatemala vẫn là một trong năm quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất trên thế giới, mặc dù trong những năm gần đây Honduras đã có thành tích vượt mặt.

Sản xuất cà phê Guatemala

Có cùng kích thước với tiểu bang Ohio, Guatemala đứng thứ hai trên thế giới (sau Colombia) về sản lượng cà phê đặc sản, và chiếm tỷ lệ cao nhất về cây cà phê chất lượng cao trong khu vực. Hơn một nửa cà phê của Guatemala được xuất khẩu sang Mỹ, chiếm 1/8 của GNP của đất nước và tạo ra khoảng 1/3 ngoại hối cho Guatemala (equalexchange.coop) Và như nhiều quốc gia canh tác cà phê khác, Guatemala không nằm ngoài kịch bản của sự bất công, trong hàng trăm triệu đô la thu về, chỉ có một số ít nhỏ giọt xuống tầng lớp lao động trong ngành cà phê nước này. Các thông tin sau đây được thống kê bởi Cafeimports năm 2017:

Quy mô sản xuất:

  • Dân số tham gia vào ngành cà phê: Xấp xỉ 500.000 người.
  • Quy mô trang trại trung bình: 1 đến 50 ha.
  • Sản lượng xuất khẩu hàng năm: 3.4 triệu bao (60 kg).

Hoạt động canh tác cà phê Guatemala:

  • Các khu vực đang canh tác cà phê: Acatenango, Antigua, Atitlan, Chimaltenango, Cobán, Fraijanes, Huehuetenango, Nuevo Oriente,..
  • Giống cà phê phổ biến: Bourbon, Caturra, Catuai, Typica, Maragogype, Pache ,..
  • Phương pháp chế biến: Hầu hết được Chế biến ướt.
  • Cách phân loại: Theo độ cao canh tác, độ cao giảm dần từ SHB (Strictly Hard Bean); FHB (Fancy Hard Bean); HB (Hard Bean)
Bản đồ các khu vực canh tác cà phê tại Guatemala | Ảnh Cafeimports

Khó khăn và thách thức

Mặc dù phải đối mặt với vô số trở ngại xuyên suốt chặng đường phát triển, từ sự phân biệt chủng tộc lâu đời, tình trạng bất ổn xã hội do suy thoái kinh tế toàn cầu, đến các cuộc đảo chính của chính phủ, cải cách ruộng đất bất thành, hàng ngàn người bị cuốn vào nội chiến và thảm sát… Thì sản lượng cà phê của Guatemala vẫn đạt đỉnh điểm vào đầu thế kỷ 21 với khoảng 5 triệu bao, tuy nhiên, sản lượng giảm 1/3 chỉ vài năm sau đó (xuống còn 345.000 bao trong năm 2004) khi giá cà phê giảm mạnh. Giá cà phê rớt mạnh đã làm tăng các điều kiện vốn rất khó khăn của nông dân canh tác cà phê tại Guatemala.

“Trong cuộc khủng hoảng gần đây, những người may mắn tìm được công việc trong vụ thu hoạch cà phê nhận được tiền lương trung bình khoảng 3,00 $ mỗi ngày xuống còn khoảng 2,00 $ mỗi ngày.” – Larry Thompson từ tổ chức Người tị nạn quốc tế (Refugees International’s). Đồng lương chết đói được trả bất chấp sự sự tồn tại của mức lương tối thiểu hợp pháp tại nông thôn 2,488 $.

Cà phê tại một nhà máy thuộc vùng Atitlan, Guatemala

Mặc dù số liệu thống kê có thể chênh lệch đáng kể, song USAID ước tính rằng 56% dân số Guatemala sống trong nghèo đói và 20% trong tình trạng nghèo cùng cực – equalexchange.coo

Nếu tại Brazil sương muối là vấn đề lớn của ngành cà phê, thì cà phê Guatemala cũng có một vấn đề lớn khác tên là bệnh gỉ sắt trên lá cà phê. Nguyên do của sự tuột hạng cà phê Guatemala trên thị trường thế giới là vì đầu từ năm 2012 và kéo dài trong nhiều năm sau đó, một đợt bộc phát bệnh gỉ sắt đã trở thành ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sản xuất cà phê trong nước, làm giảm 25% sản lượng và khiến chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp

Nông dân đã cố gắng kết hợp các biện pháp xử lý hóa học và hữu cơ, tỉa cành, giảm cây che bóng và thay thế các giống cà phê Arabica mẫn cảm như Bourbon, Caturra và Catuai với nhiều gống kháng bệnh tốt hơn.

Các liên minh cà phê Guatemala

Từ không ích các khó khăn và trở ngai, Guatema đã có cho mình những liên minh mạnh mẽ đang nỗ lực vì mục tiêu gia tăng sinh kế một cách bền vững của người nông dân tham gia vào ngành cà phê nước này, nổi bật nhất có thể kể đến Hiệp hội cà phê quốc gia (Anacafé)Liên đoàn tiếp thị cà phê đặc biệt của Guatemala (FECCEG).

Anacafé – Asosiación Nacional del Café được thành lập từ năm 1960, và vận hành như một tổ chức tư nhân với nguồn quỹ độc lập. Anacafé hiện đang đại diện cho hơn 125 nghìn gia đình của những người trồng cà phê từ khắp Guatemal, thực hiện các thử nghiệm và nghiên cứu khác nhau nhằm hỗ trợ nông dân trong sản xuất, quảng bá sản phẩm (xem thêm về Anacafé).

Một trong những vai trò quan trọng của Anacafé là thành lập thương hiệu Cà phê Guatemala, và xác định tám vùng cà phê với khẩu hiệu “Lựa chọn cầu vồng” (A Rainbow of Choice) bao gồm: Acatenango Valley, Antigua,  Atitlan, Rainforest Coban, Fraijanes Plateau, Cao nguyên Huehue, New Oriente và Vùng núi lửa San Marcos.

Maria Velasquez cùng chồng cô ấy là nông dân trồng cà phê tại vùng Huehuetenango, Guatemala

Trong khi đó, Liên đoàn tiếp thị cà phê đặc biệt của Guatemala (FECCEG), là một hợp tác xã cấp hai bao gồm 12 hợp tác xã sản xuất nhỏ ở Tây Nguyên của Guatemala (khu vực này bao gồm các bộ phận của Chimaltenango, Huehuetenango, Quiché, Sololá, San Marcos và Quetzaltenango). Tổng cộng, FECCEG đại diện cho 1.943 nông dân nhỏ, trong đó 529 là phụ nữ. Bảy mươi phần trăm thành viên phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là sinh kế chính (xem thêm về FECCEG ).

Các vùng trồng cà phê chính tại Guatemala

Cà phê Guatemala thường được truy xuất nguồn gốc từ nông trại, hoặc đến một nhóm hợp tác hoặc nhà sản xuất. Trong khi một số vùng ở Guatemala hiện đã được bảo hộ về nguồn gốc xuất xứ, quốc gia này có lịch sử lâu đời về truy xuất nguồn gốc và các cơ sở sản xuất cà phê chất lượng cao vì nhiều nông dân có nhà máy chế biến ướt cà phê của riêng họ.

Antigua

Antigua có lẽ là vùng sản xuất cà phê nổi tiếng nhất ở Guatemala, và là một trong những vùng nổi tiếng nhất trên thế giới. Khu vực này được đặt tên theo thành phố Antigua, nổi tiếng với kiến ​​trúc Tây Ban Nha và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Khu vực này đã đạt được Chứng nhận Xuất xứ vào năm 2000 với tên gọi là “Cà phê Antigua Chính hiệu” (tức “Genuine Antigua Coffee“), sau khi thị trường mất giá do cà phê được dán nhãn là Antigua giả mạo.

Điều này đã ngăn chặn việc cà phê từ các nguồn gốc khác được bán dưới tên Antigua, nhưng cũng không ngăn được hành vi giả mạo mang anh đào từ các vùng khác đến Antigua để chế biến.

Ngọn núi Antigua, Guatemala | Ảnh: Pedro Szekely

Antigua có khí hậu nhiều nắng, ít mưa hơn các vùng khác, và còn được bao quanh bởi ba ngọn núi lửa lớn là Agua, Fuego và Acatenango. Đất núi lửa giúp giữ lại độ ẩm tốt hơn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cây cà phê. Cà phê Antigua được xem là có được những phẩm chất điển hình của cà phê Guatemal.

Atitla

Atitlan là hồ sâu nhất ở Trung Mỹ với độ sâu tối đa khoảng 340m, diện tích bề mặt của nó hơn 130 km2. Khu vực trồng cà phê Atitlan bao quanh Hồ Atitlan ở Guatemala nằm dưới chân ba ngọn núi lửa phía nam hồ Atitlan. Khác với Antigua khu vực này nhận được lượng mưa lớn quanh năm những cây cà phê phát triển trên đất núi lửa màu mỡ nên cho hương vị phong phú hơn.

Huehuetenango

Đây là một trong những khu vực nổi tiếng của Guatemala, và cách phát âm cũng khá thú vị (nói chung là “way-way-ten-an-go”) Tên dịch từ tiếng Nahautl là “nơi ở của người xưa” hoặc “nơi của tổ tiên”. Khu vực này có những ngọn núi không núi lửa cao nhất ở Trung Mỹ và chúng rất thích hợp để trồng cà phê. Huehuetenango vẫn còn phụ thuộc nhiều vào cà phê như một mặt hàng xuất khẩu và có một số loại cà phê thực sự đáng kinh ngạc được sản xuất ở đây.

Phần lớn cà phê ở Guatemala được xử lý theo cách truyền thống và phơi khô bằng ánh nắng mặt trời như tại Huehuetenango

Huehuetenango nằm cận biên giới Mexico, tận hưởng được các luồng gió nóng từ đồng bằng Tehuantepec của Mexico’s nên cây cà phê ở đây dù sinh trưởng rất cao những cũng không bị ảnh hưởng bởi sương muối.

Nuovo Oriente

Là một khu vực nhỏ ở rìa phía đông của đất nước dọc biên giới Honduras , có độ cao trong khoảng 1.300 – 1.600 mét. Khí hậu của tại đây nhiều mưa nhiều hơn các vùng khác, nhiệt độ tương đối ổn định và ánh sáng mặt trời vừa phải, rất thuận lợi cho cây cà phê

Cuối cùng, bản đồ cà phê cà phê Guatemala có quá nhiều điều để nói, dù mình đã cố chắt lọc, mà thông tin thì vô vàn, vậy nên tạm dừng tại đây thôi, mà cũng do một phần là viết đến đây mình mệt rồi nên mình nghĩ 😅.


Nguồn tham khảo:

  • The World Atlas of Coffee: From Beans to Brewing – Coffees Explored, Explained and Enjoyed book by James Hoffmann
  • Origins Coffee – Resource: www.cafeimports.com
/ CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY /
Picture of ng.tg.haivan
ng.tg.haivan

Cà phê mà không có con người chỉ là một cấu trúc mang tính lý thuyết. Con người không có cà phê ở một chừng mực nào đó cũng thiếu đi tính vẹn toàn.
-- Pour Your Heart Into It (1997) --

Picture of ng.tg.haivan
ng.tg.haivan

Cà phê mà không có con người chỉ là một cấu trúc mang tính lý thuyết. Con người không có cà phê ở một chừng mực nào đó cũng thiếu đi tính vẹn toàn.
-- Pour Your Heart Into It (1997) --

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BẠN ĐANG TÌM ĐIỀU GÌ ??

QUẢNG CÁO "NHÀ TRỒNG"

» Ghé thăm Thư Viện Tài Nguyên để xem các nội dung mới từ PrimeCoffee!

VỀ PRIME COFFEE

PrimeCoffee không được vận hành bởi những chuyên gia và cũng không có động cơ thương mại thực sự, đây là một nơi dành cho bất kỳ ai yêu thích cà phê. Chia sẻ kiến thức một cách chuyên nghiệp & minh bạch là ưu tiên hàng đầu của Prime, không có quảng cáo và không gây nên xung đột lợi ích tiềm ẩn cho bất kỳ mắt xích nào trong ngành cà phê. Để đạt được điều này Prime luôn biết ơn sự đóng góp & ủng hộ của các bạn đã giúp Prime hữu ích hơn với cộng đồng – Tất cả sẽ không có ý nghĩa nếu thiếu đi các bạn!

Vì không có gì khác ở đây ngoài nội dung học thuật, nên PrimeCoffee luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác cũng như mong muốn người khác tôn trọng quyền của Prime! Bạn có thể sử dụng, chia sẻ các thông tin trên đây miễn là tuân thủ theo các nguyên tắc Bản Quyền của PrimeCoffee. Chúng mình luôn sẵn sàng nhận các phản hồi, bình luận để giúp trang tin tốt hơn và cuối cùng, đừng quên ghé thăm Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

 

/ BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ /
Nguồn gốc của cây cà phê ở Việt Nam

Nguồn gốc của cây cà phê ở Việt Nam

Năm 2020, Việt Nam sản xuất hơn 1,7 triệu kilôgam cà phê, chiếm 16% sản lượng toàn cầu¹. Trong khi câu chuyện về việc Việt Nam trở thành một gã khổng lồ trên thị trường cà phê quốc tế đã

/ ĐÁNG CHÚ Ý /